Ý nghĩa, thành phần và công dụng chữa bệnh của hoa xuyến chi

0
1936
Hoa xuyến chi
Hoa xuyến chi

Hoa xuyến chi có lẽ là một cái tên vô cùng quen thuộc với mỗi con người nơi làng quê Việt Nam. Đây là loài hoa gắn liền với tuổi thơ, với những kỷ niệm không thể phai mờ. Thế nhưng liệu bạn có bao giờ tìm hiểu xem nguồn gốc, ý nghĩa hay những lợi ích mà hoa xuyến chi đem lại không? Hôm nay cochrance sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hoa xuyến chi nhé.

Hoa xuyến chi là hoa gì?

Hoa xuyến chi là hoa gì?
Hoa xuyến chi là hoa gì?

Hoa xuyến chi có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một loại thực vật thân thảo, thuộc họ Cúc (Asteraceae), chi Bidens và có tên khoa học là Bidens Pilosa.

Ở Việt Nam, ngoài cái tên xuyến chi, hoa còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cúc vệ đường, cúc áo, quỷ châm thảo, hoa đường tàu,… Đặc biệt hơn, hoa xuyến chi còn được các cô cậu sinh viên thời xưa gọi với cái tên vô cùng thân thiết “hoa sinh viên”.

Cây hoa xuyến chi thường thành bụi, cao chừng 0,5 đến 1m. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây hoa xuyến chi ở khắp mọi nơi như vệ đường, gò đất, bên đường tàu, bờ mương, ghềnh đá,… Bất chấp địa hình, bất chấp thời tiết, hoa xuyến chi đều có thể mạnh mẽ vươn mình khoe sắc thắm.

Xem thêm: Bồ công anh có tác dụng chữa bệnh gì? Cách làm nước trà bồ công anh

Câu chuyện về hoa xuyến chi?

Câu chuyện về hoa xuyến chi?
Câu chuyện về hoa xuyến chi?

Xuyến chi – cái tên nghe mới hoang sơ, mộc mạc và hồn nhiên biết bao. Chỉ cái tên thôi cũng đủ khiến người nghe cảm thấy bồi hồi xao xuyến đến lạ. Nhưng các bạn có biết, ẩn sâu đằng sau cái tên này, là cả một câu chuyện cảm động. Câu chuyện ấy được bắt đầu như sau:

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có một người thiếu nữ không hề xinh đẹp nếu không muốn nói là xấu xí. Thế nhưng bù lại, nàng lại sở hữu một giọng hát vô cùng ngọt ngào, rung động và du dương, khiến cho đa số các chàng trai trong làng đều say đắm. Nàng sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, không người thân, không gia đình. Vì thế, nàng rất cô độc và buồn chán. Nàng lặng lẽ lủi thủi trong căn nhà của mình mà không hề để ý đến xung quanh. Chính như thế, nàng không hề biết thế nào là sự yêu thương, chăm sóc, sự quan tâm của người khác dành cho mình.

Rồi bỗng một hôm, có một người lữ khách vô tình nghe thấy giọng ca của nàng và đã đem lòng say mê giọng ca ấy. Chàng đã đến bên nàng, trao cho nàng tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, tất cả những thứ mà trước đây nàng chưa hề được nhận. Ngày ngày, hai người họ sống trong hạnh phúc với ngôi nhà nhỏ ấm áp, nàng vô tư chìm đắm trong sự yêu thương chăm sóc của chàng mà không hề nhận ra là từ đầu đến cuối chàng đều không hề nhìn thẳng vào khuôn mặt của nàng.

Thời gian thấm thoát trôi đi, sự yêu thích của người lữ khách với giọng hát của nàng cũng dần lắng xuống. Chàng trai ấy đã bỏ nàng ra đi, tìm cho mình một niềm yêu thích mới. Nhưng người đâu biết, cô gái trao trọn trái tim yêu say đắm của mình cho chàng.

Từ khi người lữ khách ấy bỏ đi, nàng một mình cô độc ở lại căn nhà cũ chứa đầy những kỷ niệm đẹp đẽ của hai người, ngày đêm buồn bã, nhớ thương và mong ngóng chàng quay lại. Nhưng cho đến cuối cùng, nàng vẫn không đợi được và gục ngã ngay tại ngôi nhà này. Sau đó, người ta phát hiện từ nơi nàng mất có mọc lên một loài cây vó hoa vô cùng xinh đẹp. Người ta đặt tên cho nó là “Xuyến chi” để tưởng nhớ tình cảm của nàng. Hoa xuyến cho bắt đầu ra đời từ đó.

Ý nghĩa của hoa xuyến chi?

Ý nghĩa của hoa xuyến chi?
Ý nghĩa của hoa xuyến chi?

Bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đau thương ấy, cái tên “xuyến chi” mỗi lần được nhắc đến đều khiến người nghe cảm thấy xót xa, đau lòng và cảm động trước tình cảm của cô gái trẻ.

Ngoài ra, cái tên “xuyến chi” còn nói lên tâm hồn ngây thơ, trong sáng, một trái tim mong manh, một sức sống mạnh mẽ của những cô gái nông thôn Việt Nam.

Mùa hoa xuyến chi là mùa nào?

Một năm, có 2 mùa hoa xuyến chi nở, đó là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 10. Hoa xuyến chi có 3 hoặc 5 cánh, cánh hoa màu trắng, bên trong là nhụy vàng. Sau một thời gian, nhụy hoa phát triển thành hạt, đầu hạt có các múi gai. Những cái gai này thường bay theo gió hoặc bám theo con vật hoặc con người khi vô tình chạm vào nó, mang nó đến một nơi khác để tiếp tục vòng đời của mình.

Muôn thu hoạch xuyến chi thì chúng ta phải thu hoạch vào giữa mùa hoa nở (tháng 4 và tháng 9). Toàn bộ thân hoa, lá và thân cây của xuyến cho đều sử dụng được, chỉ trừ rễ. Sau đó mang về phơi khô hoặc để tươi đều được, tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Xem thêm: Cây xạ đen – cách dùng, tác dụng phụ và những ai không nên dùng?

Thành phần hóa học có trong xuyến chi?

Trong đông y, xuyến chi được viết có tính hàn, vị đắng, hơi cay.

Trong nghiên cứu thì xuyến chi có chứa các thành phần như:

  • Nước: 9,8%
  • Methanol: 8,6%
  • Acetone: 2,5%
  • Mg: 2,3%
  • Mn: 2,2%
  • Photpho: 1,6%
  • Cr: 1,2%
  • Ca: 1,1%
  • Ngoài ra còn có một số thành phần khác như: kẽm, sắt,…với lượng nhỏ.

Với các thành phần an toàn và tốt cho sức khỏe như trên, hoa xuyến chi có thể chữa các bệnh như ho, đau họng, viêm họng, viêm thận cấp, giảm đau, sốt, dị ứng, tiêu chảy, viêm ruột,… Bên cạnh đó, xuyến chi còn rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, điều trị vết thương do côn trùng cắn,…

Cách chăm sóc hoa xuyến chi?

Cách chăm sóc hoa xuyến chi?
Cách chăm sóc hoa xuyến chi?

Trồng một bụi xuyến cho trong vườn nhà sẽ là một đề xuất không tồi vì loài cây này vừa dễ trồng, dễ chăm sóc, lại đem đến không ít lợi ích cho con người.

Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, hoa xuyến chi lại vô cùng ưa thích. Xuyến chi thích hợp nhất là sống ở nhiệt độ dao động từ 18 đến 30 °C. Về nơi sống thì xuyến chi có thể sống ở bất kì địa hình nào, bất kì loại đất nào (trừ đất cát). Ngoài ra, bạn cần bổ sung nước cho đất trồng thường xuyên để câu sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Lưu ý:

  • Chỉ tưới cây 1 lần / ngày vào buổi sáng. Tránh tưới vào buổi trưa nắng hoặc tối muộn.
  • Không để cây bị úng nước quá lâu.
  • Bón phân cho cây khoảng 1 lần / tháng để cây phát triển
  • Dọn cỏ dại cho cây thường xuyên.

Hoa xuyến chi có tác dụng gì?

Là một loài hoa vừa phổ biến lại dễ trồng và xuyến chi cũng đem lại vô cùng nhiều lợi ích nhất là về chữa bệnh. Một số tác dụng nổi bật và cách sử dụng của xuyến chi như sau:

Chữa bệnh đường ruột

Xuyến chi phơi khô hãm nước uống có thể chữa một số bệnh liên quan đến đường ruột. Bạn chỉ cần chặt cây thành từng khúc nhỏ, đem phơi khô và hãm nước nóng uống dần.

Hạ sốt cho trẻ

Nguyên liệu:

  • Lá xuyến chi: 10 g
  • Hoa xuyến chi: 10 g
  • Sài đất: 20 g

Chế biến: Toàn bộ nguyên liệu trên đưa vào giã nát, lọc lấy nước uống từ 2 đến 3 lần / 1 ngày. Còn lại bã thì có thể đem bọc quanh lòng bàn chân của trẻ.

Chữa đau lưng khi làm quá sức

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 100 g
  • Đại táo: 200g
  • Đường đỏ, rượu trắng: một lượng nhỏ.

Chế biến: Toàn bộ nguyên liệu trên cho vào nồi đun lửa nhỏ cho đến khi táo nhừ. Sau đó bạn chắt lấy nước, cho người bệnh uống từ 4 đến 5 lần / 1 ngày. Uống ít nhất 10 ngày liên tiếp.

Chữa rắn cắn

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi tươi: 60 g
  • Cải tía rừng: 60 g

Chế biến: Toàn bộ nguyên liệu trên đưa vào giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí bị rắn cắn. Ngoài ra, còn tốt hơn nếu cho bệnh nhân uống kèm với nước xuyến chi hãm giúp thanh nhiệt, giải độc.

Chữa mẩn ngứa, lở loét, nổi mề đay

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 200 g

Chế biến: Đun lượng xuyến chi trên với khoảng 4 đến 5 lít nước. Sau đó đem nước đó để cho người bệnh tắm, bã thì lọc ra và xát lên người. Ngoài ra, còn tốt hơn nếu cho bệnh nhân uống kèm với nước xuyến chi hãm giúp thanh nhiệt, giải độc.

Chữa đau mắt đỏ

Nguyên liệu: xuyến chi tươi

Chế biến: Dùng xuyến chi tươi giã nhuyễn rồi lấy bã đắp lên bên ngoài mắt bị đau.

Chữa đau răng, nhức răng, viêm lợi

Hoa xuyến chichữa đau răng, nhức răng, viêm lợi
Hoa xuyến chi chữa đau răng, nhức răng, viêm lợi

Cách 1

Nguyên liêu:

  • Lá xuyến chi
  • Hoa xuyến chi
  • Muối hột

Chế biến: Đem những nguyên liệu trên đi giã nhuyễn, lấy bã đắp vào chỗ đau.

Cách 2

Nguyên liệu:

  • Hoa xuyến chi: 20 g
  • Rượu trắng: 200 ml

Chế biến: Đem rượu trắng ngâm với hoa xuyến chi ít nhất là 1 ngày, sau đó đưa vào miệng ngậm từ 2 đến 3 lần / 1 ngày.

Chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Nguyên liêu:

  • Lá xuyến chi: 15 g
  • Gan lợn: 60 g

Chế biến: Chuẩn bị một cái nồi. Trong đó lá cây xuyến chi sẽ được xếp xuống dưới đáy, gan lợn được đặt lên bên trên. Đổ nước rồi cho lên bếp đun lửa nhỏ đến khi gan chín nhừ. Vớt gan ra chi làm đôi, ăn trong 1 ngày. Liệu trình ăn là từ 5 ngày đến 1 tuần.

Điều trị chấn thương phần mềm, tụ máu

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 15 g
  • Lá cây đại: 15 g

Chế biến: Dùng xuyến chi và lá đại giã nhuyễn, lấy bã đắp lên vết thương hay vết tụ, đắp liên tục từ 1 đến 3 lần / 1 ngày.

Chữa viêm thận cấp tính

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 15 g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Dầu vừng

Chế biến: Xuyến chi đem hãm lấy nước, thêm một chút dầu vừng và đâm vào một quả trứng gà, đun nhỏ lửa cho đến khi trứng chín, đem ra cho người bệnh ăn. Và chỉ ăn 1 lần / ngày.

Chữa viêm gan virus

Hoa xuyến chi chữa viêm gan viruss
Hoa xuyến chi chữa viêm gan viruss

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 20 g
  • Chó đẻ: 20 g
  • Bồ bồ: 15 g
  • Cam thảo đất: 15 g
  • Hạt dành dành: 15 g

Chế biến: Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 1 lần.

 Chữa viêm gan vàng da do thấp nhiệt

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 50 g
  • Đại táo: 50 g

Chế biến: Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 1 lần.

Chữa đau đầu, đau nửa đầu

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 30 g
  • Trân châu mẫu: 20 g
  • Đại táo: 3 quả

Chế biến: Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 1 lần.

Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 50 g

Chế biến: Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 1 lần.

Giảm đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 45 g
  • Thịt lợn: 100 g
  • Rượu trắng

Chế biến: Hầm nhừ thịt lợn với xuyến chi và một chút rượu trắng. Sau đó ăn và trước bữa cơm.

Chữa lỵ do nhiễm khuẩn

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 100 g
  • Đường trắng ( nếu phân bị lẫn máu )
  • Đường đỏ ( nếu phân bị lẫn chất nhầy)

Chế biến: Tùy theo tình trạng mà bạn đun nước xuyến chi với đường trắng hay đường đỏ. Uống 3 lần / 1 ngày, uống ít nhất 3 ngày liên tiếp.

Chữa viêm họng khi nhiễm lạnh

Hoa xuyến chi chữa viêm họng khi nhiễm lạnh
Hoa xuyến chi chữa viêm họng khi nhiễm lạnh

Nguyên liệu:

  • Xuyến chi: 15 g
  • Sài đất: 15 g
  • Lá húng chanh: 15 g
  • Cam thảo đất: 15 g
  • Kim ngân hoa: 15 g

Chế biến: Tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc, thêm khoảng 700 ml nước, đun nhỏ lửa để nước cạn dần còn khoảng 300 ml thì dừng lại. Chia đều thành 3 cốc uống trong 1 ngày. Uống liên tục trong 1 tuần.

Chữa đau nhức do phong thấp

Nguyên liệu:

  • Hoa xuyến chi: 50 g
  • Xú ngô đồng: 30 g

Chế biến: Đem tất cả nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lên uống mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Liệu trình 10-15 ngày.

Trên đây là 18 bài thuốc dân gian nổi bật nhất mà có thể sử dụng hoa xuyến chi để chữa bệnh. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử một lần, đảm bảo bạn sẽ phải ngạc nhiên trước hiệu quả của nó đấy!

Một số lưu ý khi dùng xuyến chi chữa bệnh?

  • Lựa chọn một bụi hoa xuyến chi để làm thuốc chữa bệnh không phải là dễ, tuy nhiên, nếu bạn nhớ được những lưu ý sau thì bạn có thể thoải mái lựa chọn rồi.
  • Xuyến chi dùng để chữa bệnh phải được trồng ở trên cao, không khí và nguồn nước trong lành, không khói bụi, không ô nhiễm. Bởi vì xuyến cho có khả năng hút độc cực mạnh. Nếu trồng ở những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí hay ngồn nước thì xuyến chi sẽ hút hết độc tính từ môi trường, không đảm bảo chất lượng khi thu hoạch, thậm chí còn có thể gây độc cho người sử dụng.
  • Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà phải điều chỉnh hàm lượng thành phần các bài thuốc trên kia cho phù hợp. Vì thế để đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh gây nguy hiểm thì bạn cần phải được bắt mạch, chuẩn đoán bệnh cụ thể và được hướng dẫn sử dụng đúng cách.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây