Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc viêm gan B trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của WHO có khoảng 20% dân số thế giới mắc viêm gan B. Đây là một con số đáng báo động. Vậy làm thế nào để giảm suy gan, viêm gan, tăng cường chức năng gan, giải độc gan và phòng ngừa các bệnh lý về gan cho cơ thể. Câu trả lời nằm ở Cà gai leo- một loại cây thuốc quý được nhiều người tin dùng. Hãy cùng https://cochrance.org/ tìm hiểu về cây Cà gai leo và tác dụng thần kỳ của nó.
Contents
- 1 Cà gai leo là cây gì?
- 2 Đặc điểm nhận dạng cây Cà gai leo
- 3 Cây Cà gai leo có tác dụng gì?
- 4 Thu hái và bào chế cây Cà gai leo.
- 5 Đối tượng sử dụng cây Cà gai leo
- 6 Cách sử dụng cây Cà gai leo
- 7 Lưu ý khi sử dụng
- 8 Một số loại thuốc được kết hợp với Cà gai leo
- 9 Cây Cà gai leo mua ở đâu?
- 10 Các hãng trà và cao Cà gai leo nổi tiếng hiện nay
- 11 Cách đánh giá Cà gai leo chất lượng hay không?
- 12 Một số thắc mắc của người dùng Cà gai leo
Cà gai leo là cây gì?
Cà gai leo là một loại cây có tên khoa học là Solanum procumbens, còn có tên gọi dân gian khác là Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh, Cà lù, Cà Hải Nam, Cà quạnh, quánh, gai cườm … Đây là loài cây thuộc bộ Solanales, họ Solanaceae, loài Solanceace procumbens.
Loài cây này được tìm thấy phổ biến ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Campuchia…ở Việt Nam, Cà gai leo được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc cho đến Huế. Đây là một loại cây thuốc Nam quý được y học cổ truyền công nhận có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.
Đặc điểm nhận dạng cây Cà gai leo
Cà gai leo là một loại cây leo nhỏ, sống nhiều năm, thân nhỡ, có chiều dài thân trung bình từ 60-100 cm, hoặc có thể cao hơn. Thân cây hóa gỗ ở gốc, nhãn, phủ lông hình sao được chia làm nhiều cành. Cà gai leo là một cây tán rộng, Cà cây có nhiều gai cong màu vàng. Lá cây hình thuôn dài hoặc hình trứng, gốc là tù hoặc hình mác, mặt trên sẫm hơn, mặt dưới màu nhạt và phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt lá đều có gai ở gân chính, cuống lá cũng có gai. Cụm hoa xim màu tím mọc ở kẽ lá. Quả mọng, tròn, khi chín có màu đỏ, kích thước trung bình từ 7-9 mm. hạt Cà gai leo có màu vàng nhạt, hình quả thận, dạng đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 3×2 mm. Cà gai leo ra hoa vào khoảng tháng 4-9, đến khoảng tháng 9-12 thì tạo quả. Loài này có mì vị hơi hăng, có tính ấm và đắng. Loài Cà gai leo phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du, ít tìm thấy ở vùng núi, được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc cho đến Huế. Loài Cà gai leo này ưa sống ở nơi ẩm ướt, ưa ánh sáng và thường mọc thành bụi rậm.
Cách phân biệt Cà gai leo với Cà độc dược bởi nếu dùng nhầm Cà gai leo thành Cà độc dược thì hậu quả khó lường trước được do Cà độc dược chứa nhiều độc tố:
- Cà độc dược thuộc loại thân thảo, cao trên 2m, có gốc hóa gỗ, than non có màu xanh hoặc tím nhạt.
- Lá Cà độc cũng hình trứng nhưng mọc so le
- Hoa Cà độc dược rất khác với hoa Cà gai leo. Hoa to màu tím như hoa rau muống. đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt Cà gai leo và Cà độc dược.
- Quả Cà độc dược hình cầu nhưng có nhiều gai sắc nhọn bao phủ khắp quả
Cây Cà gai leo có tác dụng gì?
ở Việt Nam, người ta tìm thấy trong rễ và lá loài cây thuốc quý này có cholesterol, β-sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol, còn trong rễ thì có 3β-hydroxy-5α-pregnane-16-on, rễ và lá có solasodinon. Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy trong Cà gai leo alkaloid, glycoalkaloid, saponin, flavonoid, axit amin và steron.
Tác dụng lên Gan
Rễ và thân Cà gai leo có chứa nhiều tinh bột, cholesterol, β-sitosterol, lanosterol, dihydro lanosterol, 3β-hydroxy-5α-pregnane-16-on… có khả năng bảo vệ tế bào gan, ngăn chặn sự xâm nhập và nhân lên của các virus viêm gan, ngăn chặn nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan.
Hoạt chất glycoalkaloid có trong Cà gai leo có tác dụng hoạt hóa enzyme Collagenase , một loại enzyme tác dụng đặc hiệu lên collagen. Khi bị nhiễm 1 số virus viêm gan như HBV, HCV,.. hay virus gây tổn thương gan như herpes, Ecoli, lao hoặc nhiễm ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan,.. dẫn đến viêm gan, xơ gan, rối loạn hoạt động chức năng của gan, tình trạng này làm tang sự tích tụ collagen từ đó dẫn đến giảm khả năng tổng hợp protid, giảm khả năng phân hủy protid, rối loạn hấp thu mỡ, giảm tân tạo, không hấp thu được mỡ và làm thay đổi nồng độ cholesterol máu. Hoạt chất glycoalkaloid có trong Cà gai leo có tác dụng hoạt hóa enzyme Collagenase, làm phân giải bớt collagen, giảm tổng hợp collagen dẫn đến giảm tổ chức xơ và viêm. Ở nồng độ pha tỷ lệ ½, glycoalkaloid có trong Cà gai leo ức chế được khoảng 40%, ở nồng độ pha tỷ lệ 1/10 – 1/12 glycoalkaloid có trong Cà gai leo sẽ hoạt hóa enzyme Collagenase.
Tác dụng lên Tim mạch và Hệ tuần hoàn
Flavonoid có trong Cà gai leo là chất ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do, dẫn đến chống oxy hóa. Ngoài ra chất này còn kết hợp tạo phức với các ion kim loại làm xúc tác cho các phản ứng oxy hóa, ngăn cản các phản ứng này diễn ra và hình thành. Từ đó chúng ngăn ngừa thoái hóa tế bào gan, xơ vữa động mạch, chống lão hóa, chống độc, trung hòa các yếu tố gây bệnh làm giảm tổn thương gan, bảo vệ hoạt động chức năng của gan. Flavonoid có trong Cà gai leo còn có khả năng tăng tính bền, tính chịu đựng của thành mạch, điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch, trĩ, tuần hoàn võng mạc. ngoài ra còn có chức năng lợi tiểu. Trên hệ tim mạch, 1 số loại Flavonoid có chức năng.
Tăng hoạt động của tim, tăng tần số và tăng nhịp tim, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý về tuần hoàn như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…Flavonoid được coi như những bác sĩ, người thợ thiên nhiên với chức năng chống viêm chống dị ứng, chống virus và các chất sinh ung thư, chống oxy hóa và chống lão hóa. Đây là một loại cây thuốc Nam quý được y học cổ truyền công nhận có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.
Cà gai leo trị bệnh gì?
Một công dụng khác của Cà gai leo là chức năng hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, dị ứng, mụn nhọt do ổn định chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh. Cà gai leo được coi là khắc tinh của viêm gan, xơ gan.
Ngoài ra hỗ trợ điều trị phong tê thấp, giải rượu, trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà,..
Ngày nay, người ta kết hợp rễ Cà gai leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất, để điều chế solamin A có tác dụng giảm sưng viêm, loại bỏ đau nhức, kết hợp thân lá Cà gai leo và rễ ngưu tất để điều chế solamin B.
Thu hái và bào chế cây Cà gai leo.
Bộ phận dung làm thuốc: rễ, cành lá, quả.
Cà gai leo ra hoa vào khoảng tháng 4-9, đến khoảng tháng 9-12 thì tạo quả. Cây phát triển mạnh quanh năm nên có thể thu hái quanh năm làm thuốc. Người ta thường chế biến theo cách rửa sạch, thái lát nhỏ, phơi khô rồi sao vàng.
Một số bài thuốc có dược liệu Cà gai leo:
- Chữa phong thấp có 2 bài thuốc. Một là phối hợp 6g mỗi loại Rễ Cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh rồi sắc lấy nước uống. Hai là kết hợp 20g mỗi loại Rễ Cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân rồi sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa tê thấp, bàn chân tê huyết, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt: 20-30 g mỗi loại rễ Cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ móc, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ.
Xem thêm: Cách làm tinh dầu bưởi nguyên chất-thần dược trị rụng tóc hiệu quả
Đối tượng sử dụng cây Cà gai leo
Những đối tượng sau đây nên sử dụng Cà gai leo:
- Người bệnh mắc viêm gan B
- Người bệnh đang bị nhiễm virus nhưng không hiệu quả
- Người bệnh đang bị mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, u gan, suy giảm chức năng gan do uống nhiều bia rượu
Cách sử dụng cây Cà gai leo
Không phải cứ dùng nhiều là tốt, nếu muốn thu được hiệu quả mong muốn thì Cà gai leo phải được chế biến và dùng một cách hợp lý .
Có thể hãm nước sôi hay sắc uống thay trà, ngày dùng 40 gram và có thể kết hợp với cây mật nhân và cây xạ đen. Liều lượng có thể khác nhau giữa những người bệnh khác nhau, phụ thuộc tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng thích hợp.
Sắc uống Cà gai leo: rửa thật sạch Cà gai leo, đun sôi trong 1 lít nước, đun nhỏ lửa trong 10 phút rồi chắt lấy nước uống. Uống hàng ngày đều đặn
Hãm Cà gai leo lấy nước uống: Cà gai leo sau khi rửa sạch thì tráng qua 1 lần nước sôi rồi sau đó hãm với nước sôi theo tỷ lệ nhất định trong bình cách thuỷ trong 30 phút là uống được, giống như pha nước chè. Cách này thường được dùng với những người không có thời gian làm sắc.
Cà gai leo sau khi sắc có màu vàng, mùi thơm dễ uống, có thể uống hàng ngày để phòng chống và chữa các bệnh về gan.
Trong dân gian, Cà gai leo có nhiều cách dung như
- Đối với chức năng chữa rắn cắn, hôm đầu sau khi bị rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi rửa sạch, nghiền nát, hòa với nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước cho người bệnh uống, uống 2 lần trong ngày. Ngày hôm sau, lấy rễ Cà gai leo phơi khô đã sao vàng sắc lấy nước uống, uống 2 lần/ ngày và uống khoảng 4-5 ngày là khỏi.
- Bài thuốc chữa ho, ho gà: 10g rễ Cà gai leo sắc chung với 30g lá chanh lấy nước uống, uống 2 lần/ ngày.
- Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan: sắc chung 30g Cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu với nhau, lấy nước uống, ngày uống 1 liều cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc phòng bệnh về gan bằng Cà gai leo: sắc cạn 30g Cà gai leo trong 1 lít nước cho đến khi được 300ml nước uống. uống 100ml/ lần, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc chữa phong thấp bằng Cà gai leo: sắc tất Cà các nguyên liệu sau với nhau 20g Cà gai leo, 20g vỏ chân chim, 20g rễ đau xương, 20g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân, uống trong ngày không để đến hôm sau.
- Bài thuốc chữa sưng chân răng bằng Cà gai leo: nghiền nhỏ 4 g hạt Cà gai leo cùng 1 lít mật ong rồi đốt và xông khói vào chân răng, mỗi ngày làm 1 lần, sau vài ngày sẽ hết.
- Bài thuốc chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng bằng Cà gai leo; sắc chung 10g Cà gai leo, 10g thổ phục linh, 10g dây gắm, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt với nhau, lấy nước uống, dùng liên tục trong 1 tháng.
- Bài thuốc giải rượu bằng Cà gai leo: hãm Cà gai leo với nước sôi rồi uống. Đây là cách an toàn không gây hại cho gan.
Xem thêm: [Hướng dẫn]Cách sử dụng tinh dầu oải hương trị mụn tại nhà
Lưu ý khi sử dụng
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai.
- Chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.
- Không nên dùng Cà gai leo với trẻ nhỏ hơn 6 tuổi vì hệ miễn dịch của chúng còn yếu, gan chưa hoàn thiện và còn yếu, chưa hoàn thiện chức năng nên không tốt.
- Bà mẹ cho con bú vẫn có thể sử dụng mà giữ nguyên chức năng. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Cà mẹ và con.
Một số tương tác có thể xảy ra với Cà gai leo: Cà gai leo có thể tương tác với một số thuốc và sản phẩm chức năng, vì thế khi sử dụng Cà gai leo kết hợp với các vị thuốc khác bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Hiện nay có 2 loại Cà gai leo là Cà gai leo trắng và Cà gai leo tím. Cà gai leo trắng hoa màu trắng, dây nhỏ dùng làm thuốc. Loại còn lại hoa màu tím, dây lớn, ít dùng làm thuốc hơn. Vì vậy khi mua bạn nên tránh nhầm lẫn 2 loại này.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc Cà gai leo để trị bệnh gan:
- Cà gai leo được sắc phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng nếu không sẽ không những không thu được tác dụng mà còn gây hại cho sức khỏe
- Cà gai leo thuộc họ Cà nên đối với những người không đủ kiến thức sẽ dễ nhầm lẫn với Cà độc dược, Cà pháo, Cà tàu.. Đây là những loài có độc tính cao nên nếu dùng nhầm sẽ bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.
Một số loại thuốc được kết hợp với Cà gai leo
Cà gai leo được sử dụng kèm với một số loại thảo dược bổ sung để tăng thêm thêm hiệu quả trị bệnh:
- Dùng phối hợp Cà gai leo với mật nhân và xạ đen: 30g Cà gai leo, 30g xạ đen, 10g mật nhân đã được phơi khô, rửa sạch.có thể sắc với 1,5 lít nước hoặc hãm với 1 lít nước sôi. Nước có màu nâu nhạt, hơi đắng do vị đắng của mật nhân nhưng không hẳn khó uống. Đây là bài thuốc chữa viêm gan B được giới thiệu bởi lương y Hà Văn Tiêu. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 6-8 tháng và đã thấy có tác dụng trên nhiều bệnh nhân viêm gan B.
- Dùng phối hợp Cà gai leo với giảo cổ lam : sắc 30g Cà gai leo với 30g giảo cổ lam trong 1 lít nước, uống hàng ngày để hạ men gan và gan nhiễm mỡ. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng.
- Có thể hãm nước sôi hay sắc uống thay trà, ngày dùng 40 gram và có thể kết hợp với cây mật nhân và cây xạ đen. Liều lượng có thể khác nhau giữa những người bệnh khác nhau, phụ thuộc tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng thích hợp.
Cây Cà gai leo mua ở đâu?
Do có nhiều công dụng độc đáo nên Cà gai leo được trồng và khai thác rất phổ biến ở Việt Nam. Cà gai leo tự nhiên đã đã bị cạn kiệt do sự thu hái ồ ạt của người dân nên hiện nay Cà gai leo mua được chủ yếu là do trồng trọt. Nhưng có rất nhiều nơi trồng nhỏ lẻ, tự phát không theo quy trình, sử dụng thuốc kích thích thuốc trừ sâu để nhanh thu hoạch Cà gai leo và thu hoạch với số lượng nhiều và lớn hơn. Chính vì vậy mà người mua rất có thể nhầm lẫn mua phải hang giả, hang kém chất lượng. điều này không những làm mất đi những tác dụng vốn có của Cà gai leo mà còn có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dùng.
Để mua Cà gai leo khô chất lượng thì bạn nên chọn mua ở những cửa hàng có thương hiệu lâu năm, uy tín cao hoặc mua ở một số nhà thuốc online đáng tin cậy. Ví dụ như: Cà gai leo Tuệ Linh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm Cà gai leo như cao Cà gai leo, bột Cà gai leo hay trà Cà gai leo, viên nén Cà gai leo. Chúng được chế biến khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người nhưng có tác dụng khá giống nhau.
Cà gai leo hiện nay trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, giá mặt bằng chung thường dao động từ 150000 – 180000 đ/kg Cà gai leo khô.
Các hãng trà và cao Cà gai leo nổi tiếng hiện nay
Hiện nay, Cà gai leo đã được rất nhiều công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu chú trọng về khả năng thải độc, bảo vệ gan của mình. Do đó rất nhiều các chế phẩm về Cà gai leo đã được đưa vào sản xuất và bán ra thị trường. Trong đó chiếm nhiều nhất là các loại trà Cà gai leo và cao Cà gai leo. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cho mọi người một số các gợi ý về các thương hiệu chế phẩm về Cà gai leo tốt nhất hiện nay.
Cà gai leo Tuệ Linh
Nguồn gốc: là sản phẩm của công ty TNHH Tuệ Linh
Tại Việt nam, Công ty TNHH Tuệ Linh là 1 trong số hiếm hoi các công ty xây dựng được mô hình trồng Cà gai leo lớn nhất đầu tiên đạt chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới. Cà gai leo Tuệ Linh cho hàm lượng dược chất rất cao: đạt 0,75% hàm lượng dược chất Glycoalkaloid, cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn. Với việc chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào và công nghệ chiết xuất hiện đại, Cà gai leo Tuệ Linh mang đến cho người dùng một sản phẩm chất lượng và ổn định. Hiện nay trên thị trường có cao và viên nén Cà gai leo.
Cao Cà gai leo Tuệ Linh: Thành phần: cholesterol, beta- sitosterol, lanoster, dihydrolanosterol, alkaloid, acid amin, glycoalkanloid, saponin. Cao Cà gai leo Tuệ Linh được dùng cho những người bị vàng da, vàng mắt, đau nhức hạ sườn gan, bị suy gan, xơ gan, viêm gan, đau khớp hay là uống rượu bia nhiều. Công dụng: cao Cà gai leo tuệ linh giúp giảm đau nhức xương khớp và các vết thương do bị rắn cắn. Chữa ho, ho gà, viêm phế quản mạn.. giúp an thần, dễ ngủ với những người bệnh hay bị mất ngủ. Hỗ trợ điều trị người bệnh xơ gan, viêm gan B.. có tác dụng giải nhiệt khi người bệnh dùng thuốc đặc trị kéo dài. Liều dùng: 60-80g / ngày tùy tình trạng mỗi người. Ngâm hoặc trộn luôn với nước để uống. Sản phẩm có giá 200000 đ/ 1 túi.
Viên nén Cà gai leo Tuệ Linh: hàm lượng 250g Cà gai leo và 250g giảo cổ lam. Hộp gồm 60 viên nén. Công dụng giúp giảm đau nhức xương khớp và các vết thương do bị rắn cắn. Chữa ho, ho gà, viêm phế quản mạn…giúp an thần, dễ ngủ với những người bệnh hay bị mất ngủ. Hỗ trợ điều trị người bệnh xơ gan, viêm gan B.. Ngày uống 2 lần, 3 viên/ lần. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giá bán: 130000 đ/ hộp 60 viên.
Cà gai leo Dũng Hà
Gồm có những kiểu chế phẩm như:
- Cà gai leo khô băm ngắn: 100% nguyên chất không pha trộn, được dùng bằng cách pha trộn hãm với nước, giải khát vào mùa hè. Giá bán: 150000đ/ 1 kg
- Trà Cà gai leo túi lọc đóng hộp: nhúng túi lọc vào nước ấm là dùng được ngay. Đóng gói 60 túi lọc nhỏ/ hộp 150g. Giá 150000đ/ hộp
- Trà Cà gai leo túi lọc đóng túi: 200 túi = 1kg. Giá 280000 đ/ túi
- Trà Cà gai leo hòa tan: hộp 150g, 1400000đ/ hộp
- Cao Cà gai leo: lấy cao vừa đủ hòa với nước ấm. giá bán 400000 đ/ hộp 100g.
Cà gai leo SADU
Cũng có 4 dòng sản phẩm được phân phối với các hình thức cô đặc khác nhau nhưng có cùng chức năng.
- Viên nang Cà gai leo: được chế biến từ 100% Cà gai leo nguyên chất, có tác dụng phục hồi chức năng gan. Ngày uống 2 lần, 3 viên/ lần. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giá bán: 395000 đ/ hộp/ 100 viên.
- Hạt giống Cà gai leo: 300-500 hạt/ gói bạc. Những hạt này được lấy từ những quả Cà gai leo chín mọng, khả năng nảy mầm cao. Trước hết ngâm hạt giống Cà gai leo vào trong nước 40 độ C để đạt tỷ lệ nảy mầm cao và nảy mầm nhanh. Xới đất xốp, trộn thêm phân, cho từ 3-5 hạt vào 1 hốc rồi tưới nước. Giá 195000 đ/ túi.
- Trà Cà gai leo: hỗ trợ chức năng gan, tang cường giải độc gan, phục hồi hư tổn các tế bào gan, mát gan…thành phần: trong túi 1kg có 100% Cà gai leo nguyên chất, sạch. Quy cách đóng gói: 1kg x 160 gói. Giá bán: 280000 đ/ 1kg. Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
- Cà gai leo hòa tan: có thành phần là 100% Cà gai leo nguyên chất và đường glucose giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan và giải độc gan. Đóng gói 600gr/ túi. Giá bán: 399000 đ/ túi.
Đây là hãng bán Cà gai leo sạch, chất lượng và uy tín trên thị trường. Sản phẩm của công ty cổ phần công nghiệp công nghệ cao Thăng Long- Đại Yên Chương Mỹ Hà Nội
Cách đánh giá Cà gai leo chất lượng hay không?
Để nhận định được Cà gai leo mình mua có chất lượng tốt thật sự hay không thì việc phân biệt bằng mắt thường là rất khó. Cà gai leo có rất nhiều đặc điểm giống với Cà tàu, Cà độc dược… đặc biệt khi đã phơi khô thì càng khó nhận ra. Cùng với việc Cà gai leo được bán trên thị trường hiện nay đa số là trồng nhỏ lẻ, tự phát không theo quy trình, sử dụng thuốc kích thích thuốc trừ sâu để nhanh thu hoạch Cà gai leo và thu hoạch với số lượng nhiều và lớn hơn, tùy tiện, thu hái không theo mùa vụ hoặc mua bán mà không có giấy tờ kiểm nghiệm hàm lượng hoạt chất hoặc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này khiến cho người tiêu dùng hoang mang mất lòng tin vào tác dụng của Cà gai leo.
Vì thế mà phải có 1 tiêu chuẩn, cái dùng làm so sánh nào đó. Đó là lý do có tiêu chí GACP- WHO về thực hành tốt trồng trọt và thu hái của tổ chức y tế thế giới ra đời. Tiêu chuẩn này giúp người tiêu dùng có thể an tâm hơn khi tiếp cận và sử dụng thảo dược chất lượng hiệu quả an toàn. Tìm mua Cà gai leo đạt chuẩn GACP là giải pháp an toàn cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Top 10 loại tinh dầu bưởi tốt nhất hiện nay
Một số thắc mắc của người dùng Cà gai leo
Có khá nhiều câu hỏi của người tiêu dùng mà chúng tôi đọc được. Chúng tôi đã tổng hợp được một số câu hỏi được hỏi nhiều nhất để giải đáp đến quý độc giả.
Uống Cà gai leo nhiều có hại không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người sử dụng hiện nay. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Cà gai leo hiện nay thì cho đến hiện tại vẫn chưa có kết quả nào cho thấy uống nhiều Cà gai leo có hại cho sức khỏe
Uống Cà gai leo có vô sinh không?
Khi dùng Cà gai leo thì gan và các tạng khác trong cơ thể được cải thiện nên sức khỏe của người dùng trở nên tốt hơn. Mặt khác sử dụng Cà gai leo cũng không gây ảnh hưởng đến tuần hoàn của dòng máu trong cơ thể. Do đó khi sử dụng Cà gai leo không gây vô sinh mà còn nâng cao sức khỏe của bản thân.
Uống Cà gai leo có tác dụng giảm cân không?
Cho đến hiện tại thì sử dụng Cà gai leo mới chỉ được chứng thực về khả năng bảo vệ gan, thải độc, tăng cường sức khỏe chứ chưa có tuyên bố khoa học chính thức nào về việc uống Cà gai leo có tác dụng giảm cân.
Trà Cà gai leo loại nào tốt?
Sau khi đọc bài viết chúng tôi ngày hôm nay ắt hẳn quý độc giả đã có thể biết được đâu là loại trà Cà gai leo tốt. Chúng tôi sẽ nhắc lại các loại trà Cà gia leo chất lượng tốt đang được ưa chuộng như: Cà gai leo Tuệ Linh, Cà gai leo Dũng Hà, Cà gai leo Sadu.
Dùng Cà gai leo có tác dụng phụ không?
Cà gai leo là một loại dược liệu tự nhiên rất tốt cho việc cải thiện chức năng gan và thải độc cho cơ thể. Đến nay vẫn chưa có trường hợp hay minh chứng cụ thể nào về tác dụng phụ khi sử dụng Cà gai leo.
Sau bài viết của chúng tôi hôm nay hi vọng mọi người đã có những thông tin bổ ích về Cà gai leo và cách sử dụng của chúng. Hãy ghé qua trang web chúng tôi thường xuyên để nhiều thông tin về các loại dược liệu tự nhiên.