Cây Mật nhân có tác dụng chữa bệnh gì? Cách làm bài thuốc từ Mật nhân

0
3537
Cây Mật nhân
Cây Mật nhân

Đối với những người đang trong cuộc sống hôn nhân có lẽ cũng hiểu tình dục là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu để giữ vững được hạnh phúc gia đình. Đặc biệt đối với phái nam, họ càng muốn thể hiện sự tự tin, bản lĩnh, sự quyến rũ với người bạn tình của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự tin để thể hiện điều đó bởi một vài người gặp phải những vấn đề về sinh lý khiến họ tự ti, lo lắng rằng không biết mình có đủ sức quyến rũ để chinh phục cô ấy không. Việc gặp phải những vấn đề về sinh lý tình dục còn khiến cho nhiều cặp vợ chồng bị hiếm muộn, dẫn đến đời sống sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng, hạnh phúc gia đình bị lung lay.

Chính vì vậy mà vấn đề cải thiện sinh lý luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là dành cho phái nam. Ngày nay, cả Đông y và Tây y đều có rất nhiều phương thuốc giúp cải thiện và tăng cường sinh lý nam giới, bổ thận tráng dương, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương…Tuy nhiên, phương pháp Đông y vẫn luôn được hướng đến đầu tiên và không thể không kể đến cây Mật nhân – một loại dược liệu được rất nhiều người tin dùng. Vậy cây Mật nhân là gì? Công dụng như thế nào? Hãy cùng https://cochrance.org/ tìm hiểu cây Mật nhân qua bài viết này nhé!

Contents

Cây Mật nhân cây là gì?

Cây Mật nhân được lưu truyền trong dân gian, là một cây thuốc quý, được coi như một loại “thần dược” mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho người dùng như: cải thiện và tăng cường chức năng sinh lý (cho cả nam và nữ), tăng cường sức khỏe, giảm đau lưng, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm…Tất cả các bộ phận của cây như hoa, lá, cành, đặc biệt là rễ đều có công dụng để chữa bệnh.

"<yoastmark

Cây Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc bộ Bồ hòn, họ Thanh thất ( Simaroubaceae), chi Eurycoma. Tên tiếng anh là Long jack. Trong dân gian, cây Mật nhân còn được gọi là cây Bá bệnh, cây Mật nhân, cây Bách bệnh, Hậu phác nam… 

Đặc điểm nhận dạng của cây Mật nhân

Cây Mật nhân là loài cây bụi thân mảnh, cao khoảng từ 10 – 15 mét, thường không phân nhánh và mọc dưới tán lá của những cây lớn. Cây phân nhiều cành, toàn bộ bộ phận của cây đều được phủ lông.

Rễ cây Mật nhân có hình trụ, vỏ ngoài màu vàng nhạt và trơn láng, khi bóc ra có mùi thơm nhẹ. Thân và ruột có màu vàng óng, không chứa vân.

"Đặc

Lá kép lông chim chẵn dài tới 1 mét, cuống lá màu nâu đỏ, mỗi lá gồm 30 – 40 lá chét mọc đối nhau, dạng hình trứng dài hoặc hình mũi mác, dày, bề Mật nhẵn, viền lá trơn, Mật trên lá có màu xanh bóng, Mật dưới có màu trắng, nhẵn hoặc có lông. Mỗi lá chét dài khoảng 5 – 20 cm và không có cuống.

  • Cụm hoa hình chùm tán mọc ở nách lá.
  • Hoa và bao hoa phủ lông tơ mịn màu nâu đỏ.
  • Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, mỏng, có từ 5 – 6 cánh.

Quả Mật nhân dạng hạch, cứng, hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, dài từ 1 đến 2 cm, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ vàng. Mỗi quả chứa một hạt, bề Mật hạt có nhiều lông ngắn. Mùa cây Mật nhân ra hoa quả là từ tháng 3 đến tháng 11. 

Cây Mật nhân mọc ở đâu?

Cây Mật nhân thường mọc ở vùng núi, mọc hoang trong các cánh rừng thưa, cánh vùng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á, được tìm thấy đầu tiên ở Indonesia và Malaysia, về sau còn có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Ở nước ta, Mật nhân mọc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do vấn đề khai thác quá mức nên Mật nhân tự nhiên hiện còn rất ít, chủ yếu là được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. Vì vậy, cây Mật nhân còn được trồng ở nhiều nơi khác ở Việt Nam. 

Thu hái và bào chế cây Mật nhân

Các bộ phận của cây Mật nhân như vỏ, thân, lá và quả đều có thể sử dụng làm thuốc được nhưng rễ và vỏ thân cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất bởi chúng mang nhiều đặc tính rõ rệt ( vị đắng chát, tính Mật), đặc biệt là rễ cây Mật nhân lâu năm.

Thu hài và bào chế Mật nhân
Thu hài và bào chế Mật nhân

Cây Mật nhân được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch cây thì đem rửa sạch, chặt thành từng đoạn nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Có thể sử dụng bằng cách hãm trà, ngâm rượu, sắc thuốc hoặc sao vàng…Bên cạnh đó, cũng có thể dùng Mật nhân tươi tùy vào mục đích của người sử dụng.

Các dạng bào chế của cây Mật nhân: dạng bột mịn, chiết xuất bổ sung dạng viên nang, chiết xuất chất lỏng từ gốc Mật nhân, bột thô Mật nhân. 

Cách bảo quản

Tất cả các sản phẩm được bào chế từ cây Mật nhân đều phải được bảo quản cẩn thận. Nên cất trong hũ thủy tinh hoặc túi nilon buộc chặt miệng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng Mật, tránh ánh nắng trực tiếp từ Mật trời, tránh những nơi ẩm mốc để chất lượng thuốc không bị ảnh hưởng. Để xa tầm với của trẻ em hoặc vật nuôi. 

Dược lý

Y học cổ truyền thường đem tác dụng của dược liệu hay các vị thuốc liên hệ với lục phủ ngũ tạng và 12 kinh mạch. Khái niệm đó gọi là Quy kinh theo Y học cổ truyền. Vơi cây Mật nhân thì quy kinh: Cây Mật nhân có vị đắng, không độc, tính mật, quy vào kinh can và thận. 

Dược lý
Dược lý

Cơ chế hoạt động của cây Mật nhân:

Trong các bộ phận của cây Mật nhân, đặc biệt là phần rễ có chứa các chất mang những tác động khác nhau đến một số bộ phận của cơ thể. Một số chất gây tác động đến cách sản sinh ra hormone của cơ thể. Qua nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và con người cho thấy Mật nhân có khả năng làm tăng testosterone trong cơ thể. Từ đó, Mật nhân có công dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ cải thiện và tăng cường sinh lý nam giới, bồi bổ khí huyết, điều trị rối loạn cương dương, bệnh vô sinh, tăng khả năng ham muốn…

Tương tác thuốc

Các hoạt chất hóa học có trong cây Mật nhân có thể gây tương tác làm biến đổi tính chất hoạt động của một số thuốc đặc trị. Vì vậy, bạn không nên sử dụng Mật nhân kết hợp với điều trị bằng thuốc Tây. Tốt nhất để đảm bảo sự an toàn, khi mua thuốc bạn nên báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và cả thực phẩm chức năng

Thành phần hóa học trong cây Mật nhân

Trong các bộ phận của cây Mật nhân đều chứa rất nhiều các hợp chất hóa học. Tuy nhiên, một số chất mang hoạt chất có tác dụng dược lý đặc trưng và hiệu quả nhất trong cây Mật nhân là:

  • Eurycomalactone: Đây là chất có hàm lượng cao nhất, có công dụng mạnh nhất và cũng là phần gây nên vị đắng cho cây Mật nhân. Eurycomalacton là tinh thể dạng lăng trụ, không màu, tan chảy ở 268 – 270 độ C, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
  • 2,6 Dimethoxy benzoquinone: Là một benzoquinone, có màu vàng, có tác dụng kháng khuẩn và cũng là chất tạo tính đắng cho cây Mật nhân.
  • Campesterol: Có chủ yếu ở vỏ cây Mật nhân, có cấu trúc hóa học tương tự cholesterol. Chất này có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế các chất trung gian gây viêm và thoái hóa ma trận thường liên quan đến thoái hóa sụn khớp. Ngoài ra, Campesterol còn có ảnh hưởng tốt tới hệ tim mạch, giúp làm giảm kích thước các mảng xơ vữa động mạch, bệnh tim.
  • Sitosterol: Là một loại sterol thực vật, có tác dụng làm giảm sự tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) và mức cholesterol trong máu.

"Thành

  • Các Alcaloid: Trong cây Mật nhân chứa carboline và 10 – Dimethoxycanthin mang dược tính mạnh, không màu, không mùi và có vị đắng, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Hai chất này có công dụng rất đa dạng, ngoài việc hỗ trợ chức năng sinh lý, chúng còn tác động đến hệ thần kinh, giúp hạ huyết áp, phòng chống ung thư, diệt ký sinh trùng… Alcaloid trong Mật nhân được tạo ra ở rễ cây, trải qua nhiều biến đổi thì được chuyển đến tích lũy ở lá, quả hoặc hạt.
  • Hợp chất Quassinoid: Trong cây Mật nhân bao gồm Longilactone, 1,5-Dihydroxy klaineana, là các Triterpene lactones bị thoái hóa, có tác dụng chống đông, chống viêm và chống ung thư.
  • Hợp chất Triterpen: Niloticin, Pancidol A, Hyspidron. Chúng có tác dụng chống ung thư, tham gia cấu tạo nên màng tế bào,…
  • Ngoài ra còn có một số hợp chất khác như: Eurycoinanol, 2-O-D-Glucopyranoside…

Tác dụng chữa bệnh của cây Mật nhân

Với những thành phần tự nhiên mang nhiều dược tính đặc hiệu, cây Mật nhân mang những công dụng sau:

  • Là một loại dược liệu giúp cải thiện sinh lý nam giới: đây là một trong những công dụng đặc biệt nhất của cây Mật nhân. Cây dược liệu này giúp cơ thể nam giới tăng tiết hormone giới tính nam testosterone một cách tự nhiên, tăng nội tiết tố, tăng cường chức năng sinh lý, kích thích khả năng ham muốn tình dục và duy trì trạng thái cường dương, kìm hãm sự suy giảm sinh lực khi bước vào độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó, cây Mật nhân còn hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, vô sinh, giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, phòng ngừa tăng số lượng tinh dịch, điều hòa ổn định mật độ tinh trùng lưu động…
  • Giúp bảo vệ gan, giảm căng thẳng mệt mỏi: Mật nhân có chứa một số thành phần hóa học giúp tăng cường hoạt động trí óc, giảm căng thẳng. Đối với gan, Mật nhân giúp đẩy nhanh sự tái tạo của các tế bào, giảm lượng bilirubin trong máu. Khi Mật nhân được sử dụng kết hợp với cà gai leo sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn tình trạng xơ gan cũng như các bệnh liên quan đến gan như viêm gan B.

"Tác

  • Hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, chân tay tê buốt ở người cao tuổi: Mật nhân thường được ngâm rượu, sắc thuốc kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị các chứng bệnh thường gặp ở người già.
  • Hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh ung thư: với các thành phần hóa học trong cây Mật nhân, có thể sử dụng loại dược liệu này để phòng tránh cũng như hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Gout: Mật nhân làm hạn chế các triệu chứng đau nhức, sưng tấy của bệnh.
  • Giúp bồi bổ khí huyết: Mật nhân giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ sâu giấc.
  • Giúp ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa: với một số chất có vai trò chống oxy hóa trong cây Mật nhân, người dùng có thể sử dụng loại cây này để ngăn chặn khối u cũng như sự lão hóa.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Mật nhân cũng gây ảnh hưởng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ áp dụng được với một vài loại bệnh tiểu đường nhất định.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị chứng tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.
  • Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày: hoa và quả thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ.
  • Chống lại ký sinh trùng gây sốt rét, sốt xuất huyết
  • Điều trị bệnh chàm, ghẻ lở, mẩn ngứa ở trẻ em: thường sử dụng lá để đun nước tắm để chữa bệnh.

Tác dụng chữa bệnh của cây Mật nhân đối với phụ nữ

Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, khí huyết kém ở nữ. Ngoài việc mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho nam giới, cây Mật nhân còn giúp nữ giới điều trị chứng khí hư, huyết kém, giúp giảm mệt mỏi, stress, mất ngủ, trị chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, Mật nhân cũng có tác dụng giải rượu, tẩy giun…

Cây Mật nhân được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước, thường áp dụng vào các bài thuốc Đông y cổ truyền. Mỗi nước lại tập trung vào một đặc tính riêng của Mật nhân:

  • Với vai trò là chất bổ sung trong thực phẩm: Mật nhân được khuyến cáo giúp tăng cường sức khỏe tình dục, tăng sức bền, tăng lưu thông máu…
  • Với vai trò là thức uống: là thành phần thông dụng trong cà phê và các thức uống giúp tăng cường sinh lực.

Xem thêm: Củ mài có tác dụng gì? Cách chế biến Củ mài thành bài thuốc và món ăn

Đối tượng nên sử dụng cây Mật nhân

Bất kỳ ai đều có thể sử dụng cây Mật nhân nhằm mục đích tăng cường sức khỏe và cải thiện thể trạng. Tuy nhiên có một số đối tượng người bệnh được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng cây Mật nhân thường xuyên như:

"Đối

  • Người bị suy giảm chức năng sinh lý do vấn đề tuổi tác, hoặc bị yếu sinh lý do bẩm sinh.
  • Người bị liệt dương, vô sinh hoặc muốn tăng cường khả năng sinh lý.
  • Người bị loãng tinh trùng, tinh trùng ít hoặc yếu, rối loạn sinh tinh…
  • Phụ nữ có khí hư, khí huyết kém.
  • Người gầy yếu, mệt mỏi, mắc chứng Mật ngủ, ngủ không ngon.
  • Người muốn phòng tránh bệnh ung thư, ngăn ngừa lão hóa.
  • Người mắc bệnh xơ gan, suy gan, viêm gan, men gan cao.
  • Người già mắc chứng đau nhức xương khớp, đau đầu, chân tay tê buốt.
  • Sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
  • Người mắc các bệnh về đường ruột, đầy hơi, ăn không tiêu, tiêu hóa kém.
  • Vận động viên cũng có thể sử dụng để bổ sung năng lượng, tăng sức bền và sự dẻo dai.

Chiết suất cây Mật nhân

Mật nhân ngày nay được tập trung nghiên cứu cả trong Đông y và Tây y. Nếu như trong các phương thuốc Đông y, Mật nhân được sử dụng bằng cách phơi khô và kết hợp với các dược liệu khác thì Tây y lại sử dụng thuốc bằng cách chiết suất với công nghệ cao để đảm bảo giữ được 100% hoạt tính của thuốc, đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.

Các sản phẩm Mật nhân trên thị trường chủ yếu có tỷ lệ tinh chiết là 1:50, 1:100 hoặc 1:200. Tỷ lệ tinh chiết càng lớn thì nguyên liệu thô được lấy đi càng nhiều. Với công nghệ tinh chiết mới, việc kiểm soát thành phần và chất lượng hoạt được được tiến hành rất kỹ lưỡng và nghiêm ngặt.

Cách sử dụng cây Mật nhân

Cách ngâm rượu cây Mật nhân

  • Ngâm rễ Mật nhân: Sử dụng 1 kg rễ Mật nhân khô ngâm với khoảng 4-5 lít rượu trắng ( 40 độ). Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được. Nên sử dụng hằng ngày, mỗi ngày uống khoảng 20 – 50 ml rượu ngâm.
Cách ngâm rượu Mật nhân
Cách ngâm rượu Mật nhân
  • Kết hợp với các dược liệu khác: Sử dụng các nguyên liệu: Rễ Mật nhân 1 kg, chuối hột rừng 1 kg, táo mèo 2 kg, rượu trắng 10 lít. Cho tất cả nguyên liệu vào hũ để ngâm, ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng. Sử dụng hằng ngày, mỗi ngày uống 20 – 50 ml, nên chia làm 2 lần/ ngày. Ngoài ra có thể thêm hoa atiso để giảm độ đắng của Mật nhân.

Lưu ý: Rượu Mật nhân tương đối khó uống và cũng không nên uống nhiều. Nên duy trì điều độ việc uống rượu Mật nhân để đạt hiệu quả cao nhất.

Nấu nước uống cây Mật nhân

Đem Mật nhân cắt thành từng đoạn nhỏ rồi hãm với nước sôi theo tỷ lệ 15 gam thuốc nấu với 1,5 lít nước. Sử dụng hằng ngày thay cho nước trà. Bên cạnh đó có thể kết hợp cây Mật nhân với xạ đen, cà gai leo và cây cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng, dễ uống hơn đồng thời rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt xạ đen và cà gai leo tốt cho những bệnh nhân viêm gan B.

Tán thành bột mịn

Lấy Mật nhân thái nhỏ rồi đem tán thành bột mịn. Sau đó cho thêm vào chút Mật ong hoặc nước ấm để hoàn thành viên để dùng hằng ngày. Mỗi ngày sử dụng 8 – 10 gram.

Cao Mật nhân

Lấy Mật nhân thái nhỏ rồi đem tán thành bột mịn. Sau đó thêm Mật ong vào cho đến khi hỗn hợp đặc sệt rồi đem nấu ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Đợi hỗn hợp nguội dần rồi cho vào ngăn Mật tủ lạnh. Khi hỗn hợp đã cứng lại có thể cắt thành từng viên nhỏ để tiện sử dụng.

Cao Mật nhân
Cao Mật nhân

Mật nhân ngâm sáp ong mật

Đem Mật nhân thái mỏng rồi cho vào hũ cùng với một chút sáp ong Mật và một lượng rượu trắng vừa đủ. Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.

Một số bài thuốc từ cây Mật nhân

Cây Mật nhân mang vị đắng, tính Mật, không độc và có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để tạo nên những phương thuốc Đông y hữu hiệu chữa được nhiều căn bệnh khác nhau.

Bài thuốc cải thiện bệnh lý về gan

  • Cách 1: Dùng 30 gram cây Mật nhân cho vào ấm để sắc cùng với 1 lít nước lạnh. Đun cho đến khi nước cô đặc lại chỉ còn phân nửa là được. Chắt lấy phần nước để sử dụng trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc cải thiện bệnh lý gan
Bài thuốc cải thiện bệnh lý gan
  • Cách 2: Sử dụng các nguyên liệu: 10g cây Mật nhân, 70g cà gai leo và 30 g diệp hạ châu. Đem tất cả nguyên liệu trên vào ấm để sắc cùng với 1 lít nước, sắc cho đến khi lượng nước còn phân nửa là được. Chắt lấy nước để sử dụng trong ngày, ngày uống 3-4 lần. Nên uống khi thuốc ấm.

Bài thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu

  Sử dụng các nguyên liệu sau:

  • Rễ Mật nhân: 50 g
  • Tiêu lốt, củ sả, củ gấu: mỗi vị 50 g
  • Cam thảo, dây mơ, nhân trần, thổ hoặc hương, dây rơm, vỏ quýt, xuyên phác: mỗi vị 100 g.

Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch với nước, phơi khô rồi tán thành bột mịn, sau đó cất trong hũ thủy tinh hoặc hộp bảo quản để dùng dần. Mỗi ngày sử dụng khoảng 12 g, hãm cùng với nước nóng. Đối với trẻ em nên dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh chàm, ghẻ, lở ngứa ở trẻ em

Dùng 2 đến 3 nắm lá Mật nhân đã rửa sạch với nước, đun lên lấy nước tắm rửa ở khu vực da bị tổn thương cần chữa trị. Kết hợp với sử dụng bã lá Mật nhân chà nhẹ nhàng lên vùng da để tăng công dụng.

Bài thuốc điều trị bệnh Gout

Dùng một ít Mật nhân khô cho vào ấm để sắc với 500ml nước, đun cho cô đặc đến khi còn khoảng 200ml nước là được. Chắt lấy nước để sử dụng trong ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lấy 20g Mật nhân đem rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng lên. Sau đó đem sắc cùng với nước để uống thay cho trà. Nên sử dụng thuốc vào buổi sáng và thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Bài thuốc giúp cải thiện sinh lý nam giới

Bài thuốc giúp cải thiện sinh lý nam giới sử dụng các loại dược liệu sau:

  • Cây Mật nhân: 400g
  • Nhân sâm: 50g
  • Linh chi: 50g
Bài thuốc cải thiện sinh lý nam
Bài thuốc cải thiện sinh lý nam

Bào chế thuốc thành dạng viên nang, liều lượng tùy từng trường hợp, nên sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bài thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa cho cơ thể

Bài thuốc gồm các nguyên liệu sau:

  • Cây Mật nhân: 20g (sử dụng rễ sẽ tốt hơn)
  • Chuối sứ khô: 10 quả
  • Rượu trắng: 1 lít

Nướng vàng chuối sứ rồi cho vào hũ thủy tinh ngâm cùng với Mật nhân và rượu trắng. Ngâm trong vòng 7 ngày là có thể sử dụng. Liều lượng của người lớn: mỗi lần uống 30 ml, ngày uống 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối.

Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Đem 15g rễ Mật nhân sắc với một lượng nước vừa đủ cho đến khi nước còn phân nửa là được. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc. Thuốc phát huy tác dụng sau khi sử dụng liên tục 7-10 ngày.

Bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày

Dùng một ít quả Mật nhân để sắc cùng với nước đủ để uống trong ngày. Sử dụng thuốc 3-5 ngày liên tục thuốc sẽ phát huy tác dụng.

Bài thuốc chữa liệt nửa người bên phải, cơ thể tê lạnh

Các nguyên liệu cho bài thuốc bao gồm:

  • Đậu chiều, xấu hổ, dây đau xương, dây trâu cổ: mỗi vị 8g
  • Cây Mật nhân: 4g
  • Gừng tươi: 3g
  • Hồ tiêu chín (phơi khô, bỏ vỏ ngoài), quế chi: mỗi vị 5g
  • Cây thần sa: 6g
  • Rễ đinh lăng: 10g

Mang tất cả nguyên liệu cho vào ấm sắc với nước đủ để dùng trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc.

Bài thuốc chữa âm huyết suy kém, dễ bị nóng trong người

Bài thuốc gồm các vị thuốc sau đây:

  • Cây Mật nhân: 6g
  • Đậu đen: 12g
  • Hà thủ ô đỏ: 10g
  • Dây ký sinh: 2g
  • Rễ cỏ xước, cây huyết rồng, cây gùi, tang chi, muống biển: mỗi vị 8g

Mang tất cả nguyên liệu sắc với nước uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc. Duy trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để thấy được thay đổi rõ rệt.

Một số lưu ý khi sử dụng Mật nhân

Tuy rằng cây Mật nhân là một vị thuốc rất tốt cho cơ thể người dùng nhưng đấy là trong trường hợp cây Mật nhân không có vấn đề gì và cách dùng cây Mật nhân làm thuốc là đúng. Chất lượng cây Mật nhân của mọi người có thể không đảm bảo chất lượng hoặc là trong quá trình dùng làm thuốc hay chế biến, bảo quản không đúng cách dẫn đến những triệu chứng lạ khi dùng cây Mật nhân. Do đó chúng tôi có một vài lưu ý cho mọi người khi muốn sử dụng cây Mật nhân:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc
  • Khi sắc thuốc nên tránh dùng nồi kim loại vì Mật nhân là loại cây thuốc kỵ kim loại
  • Sau khoảng 3 tháng sử dụng Mật nhân nên nghỉ dùng thuốc 1 tháng sau đó mới tiếp tục liệu trình tiếp theo. Tránh dùng liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Đối tượng không nên sử dụng cây Mật nhân

Tuy cây Mật nhân mang lại nhiều công dụng hữu hiệu, chữa được rất nhiều loại bệnh nhưng vẫn có những trường hợp không thích hợp sử dụng Mật nhân. Các đối tượng sau nên tránh sử dụng Mật nhân để đảm bảo sức khoẻ cho chính bản thân mình: 

"Đối

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai.
  • Những người bị mắc bệnh về tim mạch, dạ dày, gan…
  • Người có thể trạng yếu, ví dụ như bệnh nhân ung thư, HIV…
  • Người có vấn đề về chức năng của nội tạng trong cơ thể.
  • Trẻ em dưới 9 tuổi.
  • Dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong cây Mật nhân hoặc với cây dược liệu khác có trong bài thuốc cùng với Mật nhân.
  • Bệnh nhân vừa mới hồi phục bệnh (sử dụng Mật nhân có thể khiến bệnh tái phát, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn)
  • Bệnh nhân mắc bệnh về tuyến tiền liệt (như u, viêm, phì đại tuyến tiền liệt)

Tác dụng phụ của cây Mật nhân

Có thể nói, cây Mật nhân như một loại “thần dược” đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu người dùng sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng tùy tiện có thể gây nên một số tác dụng phụ sau:

"Tác

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn
  • Hạ đường huyết
  • Kích ứng da
  • Đau bụng
  • Với người thể trạng yếu, Mật nhân sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch làm giảm đề kháng cua

Tác dụng phụ của Mật nhân thường rất hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, gây hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của bản thân. Vì vậy, bạn cần chú ý khi sử dụng, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì bất thường nên dừng ngay việc sử dụng thuốc, đến gặp bác sĩ hoặc thầy thuốc để giải quyết tình trạng bệnh lý.

Xem thêm: Cây Xạ đen – cách dùng, tác dụng phụ và những ai không nên dùng?

Giá của cây Mật nhân

Thường thì cây Mật nhân tươi khá là khan hiếm, ít nơi bán. Hiện nay dạng Mật nhân được bán chủ yếu trên thị trường là rễ cây. Giá của rễ cây Mật nhân khoảng 120.000 đồng/kg.

"<yoastmark

Cây Mật nhân mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua cây dược liệu này ở các nhà thuốc Đông y hoặc trên các trang thương mại điện tử có uy tín. Đồng thời tìm hiểu kỹ trước khi mua để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Một số sản phẩm thuốc từ cây Mật nhân

Trà rễ Mật nhân phiến 3

Trà rễ Mật nhân phiến 3 là sản phẩm mang thương hiệu Thái Phong, được sản xuất từ 100% rễ cây Mật nhân. Trên thị trường trà thì hộp trà rễ Mật nhân 250g có giá khoảng 235.000 đồng/hộp.

Viên cà gai leo Mật nhân

Viên cà gai leo Mật nhân là sản phẩm được chiết xuất từ cà gai leo và cây Mật nhân, sản xuất tại nhà thuốc Đông Y Dưỡng Sinh Đường.

Viên cà gai leo Mật nhân
Viên cà gai leo Mật nhân

Sản phẩm có công dụng chữa viêm gan, xơ gan, tăng cường sinh lý nam giới, chữa đau lưng, làm giải rượu,… được bào chế dạng viên rất tiện lợi khi sử dụng. Một hộp nặng 350 g có chứa 400 viên và có giá 200.000 đồng/hộp.

Xem thêm: Cây Cà gai leo có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng cây Cà gai leo làm thuốc

Cách trồng cây Mật nhân

Như bạn đã biết, Mật nhân là một loại cây có thể chữa bách bệnh, khi công dụng của chúng được phát hiện và chứng minh thì Mật nhân còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Ngày nay, Mật nhân không còn là loài cây mọc tự nhiên mà được trồng ở rất nhiều nơi. Vì vậy, bạn có thể tham khảo cách trồng sau đây để có thể tự trồng Mật nhân tại nhà.

Cách trồng cây Mật nhân từ cây con

Cây Mật nhân con mọc ở trên rừng khá nhiều. Nếu bạn ở gần rừng có thể lấy về hoặc mua từ người đã lấy từ rừng để mang về trồng. Khi chọn cây con bạn nên chọn cây khỏe, không có sâu bệnh, không quá bé, chu vi cành cây khoảng 4 – 6 cm. Khi đã di chuyển cây về bạn nên tạo cho cây một môi trường sống thích hợp bằng cách pha thêm khoảng 20% phân gia cầm vào đất trồng giúp cây có thêm dinh dưỡng để phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy đất ở nơi cây Mật nhân con mọc mang về để trồng trực tiếp bằng loại đất đó. Cây Mật nhân con khi được đánh về cần để trong bao ươm 10 – 15 ngày để cây phát triển rễ và ra lá non. Mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi trồng cây, bạn nên đào hố sâu khoảng 50 x 50 cm, trồng cây dưới tán những cây thân gỗ to và tưới nước đầy đủ cho cây.

Cách trồng cây Mật nhân từ hạt giống

Cách này sẽ dễ dàng hơn tuy nhiên lại cần nhiều bước chi tiết, tỉ mỉ hơn.

Bước 1: Xử lý hạt giống: diệt khuẩn hạt giống bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc tím KMnO4 0,1% trong 30 phút. Sau đó vớt hạt ra để ráo nước rồi lại ngâm vào nước ấm 55 độ C trong khoảng 3 – 4 tiếng. Sau khi ngâm xong, vớt hạt ra ủ trong một khăn mỏng. Mỗi ngày mang hạt ra ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ cho đến khi hạt nứt nanh ra thì mang đi gieo.

Bước 2: Gieo hạt giống: trước tiên cần đánh tơi đất rồi bón phân vào phần đất đó. Sau đó tạo bầu nhỏ khoảng 0,5 – 1 cm, gieo 1 hạt giống vào đó rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên, sử dụng rơm, rạ khô đã được khử trùng đậy lên phía trên. Mỗi ngày tưới nước 2 lần, sau khoảng 5 ngày cây con sẽ mọc lên. Lúc này bạn nên làm giàn che nắng cho cây để tránh cây bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời.

Bước 3: Chăm sóc cây con: thường xuyên tưới nước cho cây con nhưng không bón phân trong khoảng 20 ngày đầu.

Rượu Mật nhân gây chết người?

Cây Mật nhân được rất nhiều tổ chức nghiên cứu và chứng minh rằng không hề có độc, và việc uống rượu Mật nhân đúng liều lượng còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy tại sao vẫn xuất hiện hàng chục trường hợp tử vong do uống rượu Mật nhân?

Trên thực tế cho thấy có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc tử vong khi uống rượu Mật nhân:

  • Người uống có thể đã sử dụng loại rễ cây không phải rễ cây Mật nhân, nhầm sang một loại cây khác có chứa độc ( có thể là cây mã tiền). Với người không có chuyên môn về các loại dược liệu, họ có thể nhầm khi lên rừng tự đào cây Mật nhân và nhầm lẫn sang cây khác, hoặc cũng có thể bị lừa mua phải cây giả. Rủi ro là người dùng đã dùng phải cây có chứa độc dẫn đến bị ngộ độc và tử vong.
  • Cũng có thể người dùng đã mua và sử dụng loại rượu kém chất lượng để ngâm với Mật nhân. Trường hợp ngộ độc rượu đã xảy ra rất nhiều nên ta cần chú ý hơn khi sử dụng rượu để ngâm thuốc.
  • Nguyên nhân tử vong là do uống quá liều: rượu Mật nhân sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá 1500 ml/1kg thể trọng. Vì vậy, một ngày không nên dùng quá 60 ml rượu Mật nhân. Đặc biệt chỉ dùng rượu Mật nhân để điều trị bệnh, không nên dùng vào mục đích khác như đãi khách.

Có nên uống rượu Mật nhân?

Theo các công trình nghiên cứu khoa học thì rượu Mật nhân nếu đảm bảo về chất lượng và uống với một lượng hợp lý thì không những không gây hại cho cơ thể mà còn mang lại các giá trị tốt cho sức khỏe. Vậy nên nếu uống rượu Mật nhân thì mọi người cần chú ý đến chất lượng sản phẩm và uống điều độ để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình 

Trên đây là tất cả những thông tin thiết yếu về cây Mật nhân. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện và có sự đánh giá nhất định về loại dược liệu này. Từ đó giúp bạn chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình.

Tham khảo: Sản phẩm Rocket 1h của Sao Thái Dương có thành phần dược liệu bá bệnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây