Củ mài có tác dụng gì? Cách chế biến Củ mài thành bài thuốc và món ăn

0
2321
Hình ảnh Củ mài
Hình ảnh Củ mài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Bên cạnh các loại thuốc và thực phẩm chức năng từ tây y thì đông y với các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng vô cùng phát triển. Việt Nam là một trong các quốc gia có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú nhất là một lợi thế rất lớn để phát triển ngành dược liệu. Các loại thuốc được bào chế và chiết xuất từ dược liệu thường rất an toàn với sức khỏe. Bài viết này, chúng tôi https://cochrance.org/ xin giới thiệu đến độc giả một loại cây thuốc được sử dụng rất phổ biến và có nhiều công dụng tuyệt vời đó là Củ mài.

CỦ MÀI LÀ CỦ GÌ?

Củ mài có tên gọi trong ngành dược là Hoài Sơn, tên khoa học là Dioscorea Persimilis, thuộc chi Dioscorea, họ Dioscoreaceae (Củ nâu). Ngoài ra, Củ mài còn có một số tên dân gian thường gọi như Khoai mài, Sơn dược, Chính hoài,… 

Củ mài là củ gì?
Củ mài là củ gì?

Củ mài thường mọc hoang nhiều ở các vùng miền núi phía Bắc, ngày nay do nhu cầu sử dụng tăng lên nên củ mài được trồng nhiều hơn ở các vùng đồng bằng.

Củ mài là loài thực vật có dạng sống chủ yếu là dây leo quấn, có rễ củ ăn sâu xuống đất, thân nhẵn thường có màu đỏ hơi hồng. Mỗi cây thường có từ 1-2 rễ củ, hình trụ, có khi là hình trụ hơi dẹt, hơi phình ở phía gốc, thuôn dần về phía đầu, dài từ 30cm có khi đến hơn 1m, vỏ ngoài màu vàng nâu, thịt mềm và trắng ngà, không có xơ. Lá đơn, có thể mọc so le hoặc mọc đối, có cuống lá, gân hình cung, lá có dạng hình tim dài, đầu nhọn. Ở kẽ lá thường mọc ra những củ ngắn nhỏ, gọi là thiên hoài hoặc dái mài. Cụm hoa chùm, lúc nở có màu vàng, hoa đơn tính khác gốc, quả nang ba cạnh. Bộ phận rễ củ của cây được thu hoạch sau khi cây tàn lụi và được sử dụng như một loại dược liệu.

Xem thêm: Cây Cà gai leo có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng cây Cà gai leo làm thuốc

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHỨA TRONG CỦ MÀI

Về giá trị dinh dưỡng, thành phần chứa trong Củ mài gồm có tinh bột, chất béo và chất đạm. Trong đó tinh bột là thành phần chủ yếu, chiếm tới 63, 25%, protid chiếm 6,75%, và lipid chiếm 0,45%. Vì vậy, củ mài có thể được sử dụng như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong củ mài còn chứa một số hoạt chất như mucin, maltase enzyme (enzym tiêu hóa đường maltose), các loại acid amin, choline, allantoin, vitamin C và một số nguyên tố vi lượng khác. 

CỦ MÀI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Theo đông y, Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tốt lên các tạng trong cơ thể, trong đó chủ yếu tác dụng lên tỳ, vị, phế và thận. Còn theo tây y, các nghiên cứu cho thấy Củ mài hỗ trợ làm tăng tác dụng của các androgen – một loại hormon nội sinh của cơ thể, enzyme maltase có khả năng thủy phân đường maltose, ngoài ra Củ mài còn có tác dụng ức chế adrenalin – hormon làm co thắt cơ ruột do đó làm giảm các triệu chứng đau thắt ruột, ổn định nhu động ruột. Từ đó, Củ mài có các tác dụng trên lâm sàng như: 

Củ mài có tác dụng gì?
Củ mài có tác dụng gì?
  • Điều trị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém, tiêu chảy
  • Tăng cường tuần hoàn
  • Giảm nồng độ đường huyết đối với người mắc bệnh đái tháo đường
  • Bổ thận, tráng dương, trị chứng tiểu đêm nhiều lần
  • Bổ phổi, điều trị các tổn thương phổi, phế nang…

Củ mài có thể được sử dụng như một món ăn hoặc một vị thuốc tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng

CÁC MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIỂN TỪ CỦ MÀI

Chè Củ mài

Chè Củ mài
Chè Củ mài

Củ mài rửa sạch, cắt nhỏ đem nấu chín với bột sắn hoặc luộc chín Củ mài. Sau đó thái mỏng và loại bỏ chỗ sượng. Cho đường với nước vào nồi, tùy theo sở thích ăn ngọt mà các bạn có thể cho nhiều hay ít đường. Tiếp đó cho Củ mài vào nước đường sau đó bật bếp, đun chừng 5-10 phút. Cuối cùng là cho nước bột đao vào để món chè có độ sánh. Để nguội một chút là bạn đã có trong tay bát chè củ mài thơm ngon bổ dưỡng để thưởng thức.

Bánh Củ mài

Bánh Củ mài
Bánh Củ mài

Gọt vỏ Củ mài, cho vào nồi, đổ ngập nước, thêm chút muối rồi đậy kín nắp vung, luộc chín Củ mài trong vòng 25-30 phút. Sau khi luộc chín, để nguội, sau đó lấy Củ mài ra rồi dùng muỗm nghiền mịn củ mài thành bột. Khi đã nghiền mịn, vo tròn bột Củ mài thành từng viên tròn. Vậy là bạn có trong tay chiếc bánh Củ mài rồi.

Bún miến Củ mài

Củ mài tươi sau khi thu hoạch được rửa sạch, cạo vỏ, xát hoặc nghiền nhỏ thành bột mịn sau đó làm thành dạng sợi, có thể chế biến thành các món ăn dạng sợi như mì, bún, miến được gọi là bún miến củ mài có thể sử dụng cho mọi giới tuổi, đặc biệt tốt cho người cao tuổi.

Củ mài kho nghệ

Củ mài rửa sạch, gọt vỏ, thái khúc vừa ăn. Cho dầu vào nồi đất, phi thơm tỏi băm, cho bột nghệ vào đảo đều rồi cho củ mài đã sơ chế vào xào sơ qua. Thêm gia vị rồi cho nước vào hầm đến khi củ mài chín mềm. 

Rượu Củ mài

Củ mài, thái khúc cho vào rượu ngâm trong khoảng 10 ngày đến nửa tháng. Dùng uống mỗi lần 10-20 ml

Canh Củ mài hầm xương

Canh Củ mài hầm xương
Canh Củ mài hầm xương

Củ mài rửa sạch, gọt vỏ, thái khúc dày từ 1,5-2 cm. Hầm đến khi xương chín và mềm thì cho củ mài vào đun đến khi củ mài mềm rồi thêm gia vị vừa đủ. Canh Củ mài ngọt bùi, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể

Nước bột gạo Củ mài

Củ mài rửa sạch gọt vỏ thát lát rồi sao qua, nghiền thành dạng bột mịn. Gạo nếp rang vàng tán bột. Trộn hai loại bột trên với nhau, lúc sử dụng cho thêm nước sôi và đường vào. Sử dụng bổ sung tinh bột và chất dinh dưỡng cho người chán ăn, suy dinh dưỡng hoặc người bị rối loạn tiêu hóa.

MỘT SỐ BÀI THUỐC SỬ DỤNG CỦ MÀI

Điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

  • Bài thuốc: Củ mài: 80g, Bạch truật: 80g, Đẳng sâm: 80g, Cam thảo: 80g, Biển đậu 60g, Trần bì: 30g, Liên nhục: 30g, Cát cánh: 30g, Ý dĩ: 30g, Sa nhân: 30g. Tán các loại nguyên liệu trên thành bột mịn rồi trộn đều, dùng đường uống.                                  Liều dùng: Người lớn mỗi ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12g                                                            Trẻ em mỗi ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g
  • Bài thuốc: Hoài sơn: 10g, Đẳng sâm: 10g, Bạch truật: 10g. Trộn lẫn ba loại dược liệu trên đem sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc: Củ mài: 60g, Nhục thung dung: 120g, Ngũ vị tử: 180g, Đỗ trọng: 90g, Thần phục: 30g, Ba kích: 30g, Ngưu tất: 30g, Thục địa: 30g, Trạch tả: 30g, Xích thạch chỉ: 30g. Sao vàng Đỗ trọng sau đó đem tất cả nguyên liệu mang đi tán bột rồi trộn với hồ và vo viên có kích thước bằng hạt đậu đen. Dùng đường uống, từ 20 – 25 viên cho mỗi lần sử dụng.

Điều trị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược ở trẻ em

  • Bài thuốc: Hoài sơn: 60g, Bạch biển đậu: 45g, Sơn trà: 45g, Mạch nha: 45g, Thần khúc: 45g, Đương quy: 45g, Bạch truật: 30g, Trần bì: 30g, Sử quân tử: 30g, Hoàng liên: 20g, Cam thảo: 20g. Củ mài, Bạch biển đậu, Bạch truật sao vàng sau đó tán tất cả các loại nguyên liệu trên thành dạng bột mịn, trộn với mật ong vo thành viên nhỏ có kích thước bằng hạt đậu. Dùng đường uống cho trẻ suy dinh dưỡng, ngày uống 2–3 lần, mỗi lần 3g.

Bổ thận, tráng dương, chữa rối loạn nội tiết nam, di tinh

  • Bài thuốc: Củ mài: 12g, Phục linh: 12g, Bạch truật:12g, Táo nhân: 12g, Kim anh: 12g, Khiếm thực: 12g, Đăng sâm: 12g, Viễn chí: 6g, Ngũ vị tử: 6g, Cam thảo: 4g. Trộn đều các nguyên liệu trên, sắc nước để uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc: Củ mài: 200g, Ý dĩ: 100g, Hạt sen: 100g, Củ sung: 100g. Các nguyên liệu đem sao vàng, sấy khô rồi tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần sử dụng trộn 12g bột với nước cơm, dùng hàng ngày.
  • Bài thuốc: Củ mài 10g, Quả chốc xôi 10g đem sao vàng. Sau đó sắc với nước uống mỗi ngày.

Xem thêm: La Hán Quả – Quả tiên 7 công dụng tuyệt vời và cách nấu nước La Hán

CÁCH CHẾ BIẾN CỦ MÀI

Củ mài thường được thu hoạch vào mùa Đông – Xuân, sau khi cây tàn lụi, đào lấy phần rễ củ và bỏ đi thân lá. Đầu rễ thường được tách riêng và giữ lại làm giống, phần còn lại được mang đi chế biến thành dạng lát khô hoặc bột mịn. Củ mài được rửa sạch, dùng dao cạo sạch lớp vỏ và rễ con ở ngoài và rửa sạch. Củ mài dễ bị thối, hỏng rất nhanh sau khi đào lên khỏi mặt đất vì vậy việc sơ chế và chế biến phải được thực hiện sớm, trong vòng 3 ngày sau khi thu hoạch. Có 2 cách thường dùng để chế biến Củ mài:

Cách 1: Củ mài sau khi rửa sạch được ngâm trong dung dịch chứa 10g phèn chua hòa tan trong 1 lít nước nhằm mục đích loại bỏ các loại chất nhớt. Sau đó được mang đi sấy trong thời gian 3 ngày 3 đêm cho đến khi củ mềm thì lấy ra. Củ mài sau khi sấy mềm được nhúng lại vào nước lã. rửa sạch, phơi khô rồi sấy lưu huỳnh 1 ngày đến khi củ mềm. Sau khi lấy ra lặp lại thao tác trên một lần nữa và sấy lưu huỳnh lần thứ hai cũng trong thời gian 1 ngày.

Cách 2: Sấy lưu huỳnh 3 lần: 

  • Lần 1: Củ mài sau khi được làm sạch cho vào lò sấy và xông hơi lưu huỳnh (2%), sấy trong vòng 48 giờ, ủ lại 1 đêm rồi phơi khô. Tiếp tục đem ngâm nước 48 giờ rồi rửa sạch và phơi khô. 
  • Lần 2: Làm tương tự như sấy lần một nhưng chỉ sấy với lưu huỳnh 1% và trong vòng 24 giờ. Sau khi sấy thu được củ mài mềm, đem ủ trong vại, đậy kín trong 24 giờ. Củ mài sau khi ủ đặt lên ván lăn đều đến khi hai đầu củ lõm vào. đem phơi đến khi gần khô thì lăn lại một lần nữa và phơi đến khi khô hẳn. Nhúng nhanh qua nước rồi đánh bóng để thu được sản phẩm đẹp mắt nhất.
  • Lần 3: Sấy lại với lưu huỳnh 0.2% trong 24 giờ rồi phân loại và đóng gói.

Cách 3: Củ mài sau khi làm sạch được ngâm vào nước, đến khi thấy củ mề thì vớt ra thái miếng mỏng từ 2-3 mm rồi phơi hoặc sấy đến khi khô thì tiến hành sao tẩm.

Củ mài biến đạt chuẩn phải có màu trắng, không bị vàng nâu, rắn chắc và không xuất hiện các vết lỗ chỗ

BÀO CHẾ CỦ MÀI THÀNH DƯỢC LIỆU

Trong các bài thuốc đông y, Củ mài có thể được bào chế theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tính chất của các bài thuốc:

Củ mài khô

Củ mài khô
Củ mài khô

Nếu là củ tươi thì rửa sạch, củ khô thì ngâm nước sạch và ủ một đêm đến khi củ mềm, thái lát mỏng phơi hoặc sấy khô, dùng sống. 

Củ mài sao vàng

Củ mài khô sau khi chế biến được sao cho đến khi vàng, có mùi thơm. Khi sao chín lên, Củ mài có tác dụng điều trị các chứng bệnh suy nhược tỳ khí.

Củ mài sao cám

Củ mài khô sau khi chế biến được sao cùng với cám gạo vừa được xay xát theo tỷ lệ 5kg Củ mài : 1kg cám gạo. Trước tiên cho cám vào sao cho đến khi bốc khói rồi cho củ mài vào sao đến khi hỗn hợp có màu vàng, sàng lấy Củ mài và bỏ cám đi. Sao cùng với cám gạo có tác dụng làm tăng tính chất kiện tỳ cho củ mài

Củ mài sao hoàng thổ

Cho bột hoàng thổ vào chảo sao nóng (chú ý không sử dụng lượng đất quá nhiều), cho củ mài vào sao với lửa nhỏ cho tới khi bề mặt lát củ mài có màu hoàng thổ. Đổ hỗn hợp ra xát bỏ đất

Củ mài sao gạo

Trộn đều Củ mài và gạo thành hỗn hợp với tỷ lệ 10kg củ mài : 1kg gạo. Khi chảo nóng cho cả hỗn hợp vào đảo đều đến lúc gạo có màu vàng, đổ ra rây lấy Củ mài và bỏ gạo. 

CỦ MÀI TƯƠI BÁN Ở ĐÂU?

Củ mài được trồng nhiều ở các khu vực miền núi, đặc biệt là ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ, người dùng có thể đến mua trực tiếp hoặc mua thông qua các cơ sở chuyên bán các loại thuốc, dược phẩm, các nhà thuốc đông y. Ngoài ra người dùng có thể tham khảo một số địa chỉ đặt hàng online đáng tin cậy.

CÂY CỦ MÀI GIÁ BAO NHIÊU?

Củ mài giá bao nhiêu?
Củ mài giá bao nhiêu?

Củ mài sau khi được thu hoạch thường được bán với giá từ 280.000 – 300.000 VNĐ/1kg. Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo sử dụng các chế phẩm có chứa củ mài mà chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Xem thêm: Cách làm tinh dầu bưởi nguyên chất – thần dược trị rụng tóc hiệu quả

MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM CÓ THÀNH PHẦN TỪ CỦ MÀI

Hoàn bát vị bổ thận dương

Hoàn bát vị bổ thận dương là một loại thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương, sử dụng cho nam giới có các vấn đề thận dương yếu, dẫn đến một số triệu chứng như giảm ham muốn tình dục, giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể và đi tiểu đêm nhiều lần.

 

Hoàn bát vị bổ thận dương là sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC nghiên cứu điều chế và sản xuất. Sản phẩm được đóng gói và phân phối ra thị trường dưới dạng viên. Mỗi lọ  chứa 240 viên hoàn cứng có giá bán dao động trong khoảng từ 50.000 đồng đến 55.000 đồng 1 hộp.

Hoàn bát vị bổ thận dương
Hoàn bát vị bổ thận dương

Hoàn bát vị bổ thận dương có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng suy thận, ổn định các rối loạn chức năng sinh lý của thận. Từ đó, giúp nam giới tăng cường sức khỏe, sinh lý, giảm hiện tượng suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe, chữa được các chứng ù tai, đau lưng, mỏi gối, …

Hoàn lục vị bổ thận âm

Hoàn Lục Vị Bổ Thận Âm là một loại sản phẩm thực phẩm chức năng được Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC nghiên cứu và sản xuất. Hoàn Lục Vị Bổ Thận Âm được đóng gói và phân phối ra thị trường dưới dạng viên hoàn cứng, một hộp 240 viên có giá bán dao động trong khoảng 50.000 đồng 1 hộp.

Hoàn Lục Vị Bổ Thận Âm là thực phẩm chức năng có tác dụng trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng thận âm suy yếu gây ra các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đặc biệt là khớp gối, chóng mặt, sức khỏe suy nhược, đi tiểu đêm nhiều lần. Ngoài ra, đôi với đối tượng sử dụng là nam hay nữ, Hoàn Lục Vị Bổ Thận Âm còn có các tác dụng khác như điều trị yếu sinh lý, di tinh, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, giảm ham muốn tình dục ở nam giới và yếu sinh lý, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Viên nang cứng Kidneycap

Kidneycap là một sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC nghiên cứu điều chế và sản xuất, được phân phối và bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được đóng gói dưới dạng viên nang cứng. Mỗi hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Giá 1 hộp dao động trong khoảng 46.500 vnđ, hoặc có thể khác nhau tùy vào từng nhà thuốc.

Viên nang Kidnaycap
Viên nang Kidnaycap

Kidneycap có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe và sinh lý. Kidneycap được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp: bệnh nhân bị thận dương yếu gây ra các triệu chứng như bị ù tai, váng đầu, đổ nhiều mồ hôi, đau nhức xương khớp, tiểu đêm nhiều lần, suy giảm sinh lực… Ngoài ra, Kidneycap còn có tác dụng hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Viên nang cứng Kidneyton

Kidneyton là một sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC nghiên cứu điều chế và sản xuất, được phân phối và bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được đóng gói dưới dạng viên nang cứng. Mỗi hộp gồm 5 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Giá 1 hộp dao động trong khoảng 50.000 đồng, hoặc có thể khác nhau tùy vào từng nhà thuốc.

Kidneyton có tác dụng bổ thận âm, được chỉ định dùng trong các trường hợp: thận âm hư gây ra các triệu chứng như thắt lưng đầu gối mỏi yếu, rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều mồ hôi trộm, cơ thể suy nhược, sức khỏe yếu gây giảm chất lượng cuộc sống.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CỦ MÀI

  • Củ mài chống chỉ định với các đối tượng bị táo bón, thấp nhiệt. Khi sử dụng Củ mài trong các bài thuốc đông y cần có sự hướng dẫn và bốc thuốc từ những chuyên gia, thầy thuốc trong lĩnh vực này. 
  • Không tự ý sử dụng Củ mài kết hợp với các loại dược liệu hoặc các loại thuốc tây khác, chỉ sử dụng trong trường hợp có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. 
  • Ngừng sử dụng nếu các triệu chứng bệnh không giảm hoặc có xu hướng nặng thêm. Ngừng sử dụng khi thấy có các triệu chứng bất thường hoặc xuất hiện tác dụng phụ không mong muốn
  • Chưa có nghiên cứu chính xác về mức độ an toàn khi sử dụng Củ mài đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, vì vậy cần hạn chế và thận trọng khi sử dụng
  • Hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu nói chung và Củ mài nói riêng đang ngày một tăng cao nên đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng làm giả sản phẩm, vì vậy người dùng cần cẩn trọng để mua được sản phẩm chính hãng.

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về dược liệu củ mài, hy vọng rằng sẽ cung cấp được một phần nào thông tin cần thiết cho quý độc giả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây