Hiện nay, ung thư là một căn bệnh đáng lo ngại và cấp bách với xã hội. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư càng tăng cao. Ở Việt Nam, số người tử vong do mắc bệnh ung thư cao gấp 9 lần so với số người tử vong vì tai nạn giao thông, điều đó cho thấy sự nghiêm trọng của bệnh ung thư. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học đã nghiên cứu ra nhiều phương thức để điều trị căn bệnh này, trong đó không thể không kể đến cây Xạ đen – một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến hiện nay để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, loại cây thuốc này còn được sử dụng để điều trị cho nhiều căn bệnh khác. Vậy cây xạ đen là gì? Có công dụng như thế nào? Hãy cùng cochrance.org tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
- 1 Giới thiệu cây xạ đen
- 2 Cách nhận biết cây xạ đen
- 3 Thành phần có trong cây xạ đen
- 4 Tác dụng của cây xạ đen
- 5 Thu hái và bào chế cây xạ đen
- 6 Cách dùng cây xạ đen
- 7 Những trường hợp không nên sử dụng cây xạ đen
- 8 Tác dụng phụ của cây xạ đen
- 9 Một số lưu ý khi sử dụng xạ đen
- 10 Một số sản phẩm chế biến từ cây xạ đen
- 11 Cách phân biệt cây xạ đen thật giả
- 12 Mua xạ đen chính hãng ở đâu?
Giới thiệu cây xạ đen
Cây xạ đen là loài thực vật thuộc họ Celastraceae, tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. Trong dân gian cây xạ đen còn được gọi là cây ung thư, cây bách giải, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa, cây dây gối,… Cây xạ đen thường được tìm thấy trong các khu rừng nguyên sinh ở độ cao 1000 – 1500 mét.
Giải thích tên cây xạ đen: trong tiếng Mường, “xạ” có nghĩa là gan, “đen” là chỉ màu sắc của nhựa chảy ra khi thân cây thuốc bị cắt ra. Cây thuốc có tên là xạ đen bởi thường xuyên được sử dụng với vai trò quan trọng để điều trị các căn bệnh về gan như viêm gan, ung thư gan,… Từ xa xưa, cây xạ đen đã được đánh giá rất cao trong nên Y học dân tộc, có công dụng tốt nhất trong các loài cây họ xạ.
Cây xạ đen là loài cây thân gỗ nhỏ, dạng dây leo, sống dựa vào các cây thân gỗ lớn, thường cao từ 3 đến 10 mét và mọc thành từng bụi. Thân cây khi còn non có màu xám nhạt, khi trưởng thành chuyển sang màu nâu sẫm, có lông. Cành cây có dạng tròn. Lá non có màu đỏ tía, lá già có màu xanh đậm, phiến lá hình bầu dục, dài từ 5 đến 7 cm, viền lá hơi xoăn, có răng cưa. Hoa của cây xạ đen có màu trắng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả của cây xạ đen nhỏ, dạng quả trứng, dài khoảng 1cm, kết thành chùm, có màu vàng cam khi chín. Cây xạ đen thường được trồng rộng rãi ở khu vực có khí hậu mát mẻ như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar,… Ở Việt Nam, xạ đen phân bố chủ yếu ở các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Ba Vì.
Cây xạ đen là một loại cây có giá trị cao đối với ngành y học. Loại dược liệu này có vị đắng chát, tính hàn. Vì vậy, có thể sử dụng cây xạ đen để điều trị mụn nhọt, tiêu viêm, giảm độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, cây dược liệu này cũng được sử dụng để kìm hãm sự phát triển của khối u, bướu; hỗ trợ điều trị xơ gan, men gan cao, viêm gan B, bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ; giúp ổn định huyết áp; tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách nhận biết cây xạ đen
Cây xạ đen được trồng chủ yếu ở Hòa Bình, tuy nhiên ở đây, ngoài xạ đen còn có các loại cây cùng họ xạ như xạ đỏ, xạ vàng, xạ trắng,… Xạ đen thường rất dễ bị nhầm lẫn với xạ vàng. Vì vậy, có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết cây xạ đen:
Phân biệt cây tươi:
- Lá của xạ vàng mỏng, màu xanh nhạt hơn, có hình bầu dục, không có răng cưa và không có sắc tím. Thân cây xạ vàng cũng có màu xanh.
- Lá của xạ đen màu đậm hơn và có sắc tím, có răng cưa. Thân cây màu sẫm hơn.
Phân biệt sau khi phơi khô: sau khi phơi khô thường sẽ khó phân biệt hơn so với cây tươi, có thể nhận biết qua một số đặc điểm:
- Lá xạ vàng sau khi phơi khô rất giòn và dễ vụn nát, có mùi ngai ngái khó chịu. Thân cây xạ vàng khô rỗng, màu trắng nhạt, khi ngửi không hề có mùi vị.
- Lá xạ đen sau khi phơi khô không bị giòn và vụn như lá xạ vàng, lá có mùi thơm nhẹ. Thân cây cũng có hương thơm nhẹ, có sắc đen do ở vân gỗ có dính nhựa chảy ra.
Thành phần có trong cây xạ đen
Qua các nghiên cứu về thực vật học, hóa dược, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật bị gây ung thư, cây xạ đen được phát hiện chứa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào xấu, điển hình là các thành phần dược chất sau:
- Flavonoid: đây là một chất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Flavonoid giúp cơ thể hấp thu Vitamin C – chất dinh dưỡng chịu trách nhiệm cho việc tăng trưởng và tái tạo mô, giúp duy trì xương, tăng, sản xuất collagenn protein. Flavonoid còn là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, xơ gan, ức chế sự phát triển của các tế bào xấu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư. Bên cạnh đó, Flavonoid còn có tác dụng chống độc, bảo vệ và làm giảm tổn thương chức năng gan, giúp ổn định huyết áp,…
- Saponin Triterpenoid: chất này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, tái tạo các cấu trúc tế bào bị ung thư hóa, giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư bằng cách tác dụng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư, ngăn ngừa sự phát triển, di căn của các tế bào ung thư ác tính. Saponin giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bảo vệ cơ thể và giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng, nhiễm khuẩn; chống oxy hóa và giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng. Ngoài xạ đen, Saponin còn được tìm thấy có trong cây nhân sâm, đinh lăng, ngũ gia bì,…
- Quinone: có công thức hóa học là C6H4O2. Đây là một chất có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư để cơ thể dễ dàng đào thải ra ngoài. Chất này còn giúp bổ sung năng lượng cho cơ, phòng và điều trị xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp,… Trong cây xạ đen, Quinone kết hợp với Flavonoid và Saponin Triterpenoid giúp tăng cường khả năng phòng chống ung thư, đào thải các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể người bệnh.
Cả 3 hợp chất Flavonoid, Saponin Triterpenoid và Quinone trong cây xạ đen đều mang những dược tính vô cùng quan trọng: kìm hãm sự phát triển, cô lập và tiêu diệt những tế bào xấu gây bệnh, kháng khuẩn, ngăn ngừa lão hóa, giúp cơ thể đào thải độc tố, ngăn ngừa tai biến và thoái hóa gan. Việc phát hiện ra 3 dược chất này trong cây xạ đen có ý nghĩa vô cùng lớn: đã tạo nên một bước tiến mới cho nền Y học, mở ra một lối thoát cho những bệnh nhân ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh nan y, đặc biệt là bênh ung thư một cách hiệu quả và giảm chi phí điều trị đáng kể.
Ngoài ra, một dược chất mới được phát hiện trong cây xạ đen là Maytenfolone – A. Chất này giúp chống u gan, ung thư biểu mô mũi – hầu, chống sự nhân đôi tế bào HIV. Xạ đen còn chứa các hoạt chất rutin, kaemferol 3 – rutinosid, acid rosmarinic cùng các vitamin giúp cơ thể người bệnh luôn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
Tác dụng của cây xạ đen
Nhờ các thành phần hữu hiệu mà cây xạ đen có những công dụng sau:
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Với hợp chất Flavonoid mang tính oxy hóa mạnh, chất này sẽ làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do – những tác nhân xấu như bệnh ung thư, hủy tế bào, lão hóa…; làm chậm sự phát triển, cô lập và triệt tiêu những tế bào ung thư, khối u ác tính. Xạ đen được dùng cả trong Đông y và Tây y để điều trị bệnh ung thư và những bệnh liên quan.
- Hỗ trợ và điều trị bệnh xơ gan, viêm gan: các hoạt chất có trong cây xạ đen giúp điều trị các bệnh về gan như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, men gan cao, theo cơ chế giải độc gan, kháng khuẩn, kháng viêm, chống lại các bệnh thứ phát. Tuy nhiên với bệnh gan nhiễm mỡ, xạ đen chỉ có tác dụng làm tình trạng bệnh thuyên giảm phần nào nhờ khả năng ức chế quá trình lipid tăng cao. Xạ đen còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus.
- Ổn định huyết áp, đặc biệt là huyết áp cao: Việc sử dụng xạ đen hằng ngày sẽ giúp huyết áp cơ thể được điều hòa, đặc biệt hiệu quả với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, những người huyết áp thấp cũng có thể sử dụng xạ đen để cân bằng lại huyết áp, thông thường nên sử dụng xạ đen kết hợp với vài lát gừng sẽ có hiệu quả hơn.Trị chứng mất ngủ, giải tỏa căng thẳng thần kinh: Có thể dùng xạ đen khô để thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, đào thải những độc tố, hỗ trợ gan rất tốt, từ đó giúp điều an thần, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, tốt cho những người thường xuyên bị mất ngủ, bị suy nhược cơ thể hoặc thiếu máu. Bên cạnh đó, xạ đen cũng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, điều trị chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu.
- Hỗ trợ và điều trị các khối u, bướu: hợp chất Quinone kết hợp với Flavonoid trong cây xạ đen giúp hóa lỏng các tế bào xấu, kìm hãm sự phát triển của các khối u, kể cả u bướu ác tính. Ngoài ra, sử dụng xạ đen cũng giúp làm tiêu giảm các khối u lành tính, u xơ, u nang.
- Điều trị bệnh mụn nhọt, lở loét, ngứa ngáy: Nhờ có tính hàn mà xạ đen có tác dụng rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, ngứa ngáy.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm: xạ đen giúp làm lành các vết thương do viễm nhiễm, lở loét. Vì thế, xạ đen còn được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lậu.
- Tác dụng giảm đau: người cao tuổi có thể dùng xạ đen hằng ngày để giúp giảm đau xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: xạ đen cũng được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hộ trợ điều trị bằng cách ổn định sự chuyển hóa insulin trong cơ thể người bệnh.
- Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ: xạ đen thường được dùng để phòng ngừa hoặc làm thuyên giảm tình trạng bệnh máu nhiễm mỡ.
Xem thêm La Hán Quả – Quả tiên 7 công dụng tuyệt vời và cách nấu nước La Hán
Thu hái và bào chế cây xạ đen
Thu hái: Xạ đen có thể được thu hoạch quanh năm. Thông thường, xạ đen được người dân thu hoạch 6 tháng một lần bởi 6 tháng là thời gian đủ để cây trưởng thành và mang đầy đủ các dược chất cần thiết. Sau mỗi lần thu hoạch, cây xạ đen sẽ được tỉa thêm để mọc ra nhiều nhánh phục vụ cho đợt thu hoạch tiếp theo. Từ đó tạo ra được những sản phẩm đạt cả về chất lượng và số lượng.
Bào chế: Sau khi thu hoạch, cây xạ đen được tách riêng phần thân cây và lá cây, phần thân sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phần rễ và hoa, quả của xạ đen không được dùng làm thuốc. Sau đó đem cả phần thân và lá đi phơi khô, phơi khoảng 3 – 5 nắng đến khi lá ngả màu xám nâu là có thể sử dụng. Khi sử dụng nên kết hợp cả phần thân cây và lá cây sẽ có hiệu quả cao hơn.
Bảo quản: Bào chế xong nên bảo quản thuốc bằng cách gói kín bằng giấy báo và bọc trong túi nilon hoặc bảo quan trong bình, hũ có nắp đậy. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc vì có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc.
Cách dùng cây xạ đen
Xạ đen có nhiều công dụng và cũng được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau. Cách sử dụng truyền thống:
- Sắc thuốc ( nấu thuốc cùng với nước)
- Ngâm rượu
- Cao xạ đen
- Giã cây xạ đen tươi để đắp lên những vùng tổn thương, lở loét
- Kết hợp với các vị thuốc nam khác để chữa bệnh
Cách pha trà xạ đen sử dụng hằng ngày:
- Bước 1: Sử dụng khoảng 10g xạ đen khô cho 150 ml nước, có thể pha nhiều hơn theo tỷ lệ này
- Bước 2: Tráng trà bằng cách đổ một chút nước sôi, lắc đều để tráng qua một lượt trà rồi đổ nước đi
- Bước 3: Cho nước sôi vào ấm theo tỷ lệ, đợi khoảng 5 – 7 phút cho trà ngấm rồi thưởng thức. Nên sử dụng trà vào buổi sáng, sau khi ăn 30 phút, uống trà khi trà còn ấm và đậm vị.
Sắc thuốc với xạ đen tươi:
- Bước 1: dùng khoảng 50g lá cây và 50g thân cây cắt thành đoạn để sắc với 2 lít nước.
- Bước 2: cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc rồi đun nhỏ lửa trong khoảng nửa tiếng. Mỗi ngày dùng 1 lần
Sắc thuốc với xạ đen khô:
- Sử dụng khoảng 50g xạ đen khô nấu với 1,5 lít nước
- Sử dụng hằng ngày thay cho nước uống.
Cách ngâm rượu xạ đen:
- Bước 1: Thái mỏng thân cây xạ đen rồi đem đi sao vàng. Nên sử dụng những loại cây thân già, có tuổi từ 3 năm trở lên.
- Bước 2: Ngâm theo tỷ lệ: 1 kg thân cây xạ đen ngâm với 3 lít rượu 40 độ.
- Bước 3: Ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư:
- Sử dụng các nguyện liệu: 30g xạ đen, 20g cỏ lưỡi trắng, 6g cam thảo dây
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm rồi hãm như hãm trà
- Uống hết trong ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút.
Xem thêm Cây Cà gai leo có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng cây Cà gai leo làm thuốc
Bài thuốc điều trị các bệnh về gan:
- Sử dụng các nguyên liệu: 50g xạ đen, 30g cà gai leo, 10g mật nhân
- Nấu tất cả các nguyên liệu trên với 2 lít nước trong khoảng 15 phút, đun nhỏ lửa
- Uống hết trong ngày, sử dụng thay cho nước uống
Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, phòng tránh bệnh tiểu đường:
- Sử dụng các nguyên liệu: 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam, 15g nấm linh chi
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm để sắc
- Uống hằng ngày thay cho nước uống
Cách sử dụng hiện đại:
- Dạng tinh bột xạ đen
- Viên nang xạ đen
- Tinh bột nghệ cucurmin
Những trường hợp không nên sử dụng cây xạ đen
Xạ đen là một loại dược liệu rất tốt, mang nhiều công dụng, kể cả với những người không mang bệnh tật gì vẫn có thể sử dụng xạ đen hằng ngày để giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên vẫn có một số người không nên sử dụng loại cây này như:
- Những người có huyết áp thấp: nễu sử dụng xạ đen những người này thường sẽ bị tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt. Nếu buộc phải sử dụng để điều trị bệnh thì người bệnh nên uống kèm với vài lát gừng mỏng.
- Người bị phân lỏng khi đi vệ sinh: sử dụng xạ đen có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi: Những đối tượng này thường gan thận khá yếu không có khả năng loại bỏ hoặc hấp thu các chất trong cây xạ đen
- Bệnh nhân mắc bệnh suy thận: việc sử dụng xạ đen sẽ khiến chức năng thận vốn đã yếu càng trở nên khó khăn hơn trong việc lọc tạp chất. Vì vậy, không nên sử dụng xạ đen cho người đang bị suy thận hoặc các bệnh về thận.
Tác dụng phụ của cây xạ đen
Cây xạ đen mang lại cho người sử dụng những công dụng rất tuyệt vời và được coi như một loại thần dược, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng có thể để lại những tác dụng phụ sau:
- Gây ngứa trong những ngày đầu sử dụng: Xạ đen giúp thanh lọc gan, đảo thải các độc tố qua da vì vậy sẽ khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, bạn nên giảm liều lượng xạ đen sử dụng hằng ngày cho đến khi gan khỏe hơn và hết cảm giác ngứa ngáy.
- Đau bụng đi ngoài: với những người lần đầu sử dụng sẽ dễ mắc phải tình trạng này. Đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa kém, chưa quen thuốc khi sử dụng xạ đen sẽ rất dễ bị đi ngoài, mất nước. Khi đó, bạn nên tạm dừng lại việc sử dụng xạ đen, bổ sung nước cho cơ thể.
- Đau bụng cồn cào: một số người bị đau bụng khi sử dụng xạ đen thường do chưa quen với thuốc. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về vấn đề này bởi tình trạng đau bụng sẽ hết sau vài lần sử dụng xạ đen.
- Tụt huyết áp: Xạ đen thường được sử dụng cho những người huyết áp cao, vì vậy nếu người huyết áp thấp sử dụng xạ đen rất dễ bị tụt huyết áp, gây hoa mắt chóng mặt.
- Buồn ngủ, gây ngủ gật: xạ đen có chứa chất có tác dụng an thần nên có thể gây buồn ngủ với những người sử dụng quá nhiều thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng xạ đen
Trước khi sử dụng xạ đen nên rửa qua một lượt bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất lẫn trong thuốc.
Nên sử dụng trà xạ đen hằng ngày, có thể dùng thay cho nước uống, có thể uống nóng hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Sau khi hãm trà xạ đen, bã vẫn có thể dùng thêm 1 lần nữa những với lượng nước ít hơn.
Không nên sử dụng trà xạ đen đã để qua đêm có thể gây đầy bụng, khó tiêu và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Để thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất, người dùng nên hạn chế tối đa các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cũng nên hạn chế ăn rau muống vì những thứ này có thể làm kết tủa các dược chất trong cây xạ đen, từ đó chất lượng thuốc sẽ bị giảm.
Một số bệnh nhân có bệnh nặng sẽ bị lên cơn đau dữ dội khi sử dụng thuốc. Khi đó, nên cho bệnh nhân sử dụng liều nhẹ sau đó tăng dần lên thay vì sử dụng liều nặng ngay từ đầu.
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên sử dụng song song 2 phương pháp Đông y và Tây y để nâng cao hiệu quả của thuốc.
Không nên sử dụng xạ đen với thuốc Tây y cùng một lúc, nên sử dụng 2 loại thuốc cách nhau khoảng 30 phút để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thuốc cho người bệnh.
Thời điểm tốt nhất uống xạ đen là vào buổi sáng bởi thời điểm này cơ thể dễ dàng đảo thải các độc tố. Nên kết hợp việc uống nhiều nước khi sử dụng xạ đen.
Một số sản phẩm chế biến từ cây xạ đen
– Cao xạ đen: được chế biến và cô đặc từ lá và thân cây xạ đen. Cao xạ đen được sản xuất chỉ từ một nguyên liệu duy nhất là xạ đen mà không có sự kết hợp của các vị thuốc khác. Cao có mùi thơm, đen óng, được nấu bằng phương pháp cổ truyền, rất tiện lợi khi sử dụng. Hoạt chất chứa trong 100 gram cao xạ đen tương đương với lượng hoạt chất có trong 1 kg cây xạ đen khi chưa chế biến.
– Trà tam thất xạ đen: gồm 3 thành phần: xạ đen ( 0,5 g), tam thất (1 g), hoa hòe (0,45 g) và tiểu hồi (0,05 g). Trà tam thất xạ đen được điều chế từ Học viện Quân Y và đóng thành từng gói nhỏ 2g. Khi sử dụng chỉ cần cho gói trà vào cốc hoặc ấm chứa khoảng 300 ml nước sôi để hãm. Mỗi ngày nên sử dụng 4 – 6 gói.
– Cà gai leo xạ đen: đây là sản phẩm dành cho người mắc các bệnh về gan. Sản phẩm mang các thành phần chính là: cà gai leo 800 mg, xạ đen 800 mg, chùm ngây 1000 mg, actiso 600 mg, kim ngân hoa 500 mg, mướp đắng 500 mg, giảo cổ lam 500 mg, diếp cá 500 mg, bách bệnh 200 mg, nghệ vàng 100 mg, Silymarin 60 mg cùng các loại vitamin… Sản phẩm giúp bổ gan, thanh lọc giải độc cơ thể, tăng cường chức năng giải độc gan, hỗ trợ chức năng gan trong các trường hợp: viêm gan, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ, vàng sạm da, ăn uống kém,… Thuốc được điều chế thành viên nang, uống 3 lần một ngày.
– Nano Curcumin tam thất xạ đen: gồm các thành phần chính là Nano curcumin (200 mg), cao xạ đen (50 mg), cao tam thất (50 mg), Collagen peptide (50 mg). Thuốc được sản xuất từ Học viện Quân Y, có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ điều trị ung thư, giảm các tác dụng phụ của quá trình điều trị ung bướu bằng hóa trị, xạ trị; giúp cơ thể chóng lành vết thương và không để lại sẹo.
Cách phân biệt cây xạ đen thật giả
Cây xạ đen là một loại thần dược được rất nhiều người ưa chuộng, cũng chính vì vậy mà trên thị trường có rất nhiều loại xạ đen giả khiến cho người dùng hoang mang, lo lắng. Cách để phân biệt cây xạ đen thật giả:
– Xạ đen giả: thân có lõi to, màu trắng xám, vỏ mỏng nhẹ, không có mùi thơm, lá có những lông tơ nhỏ, giòn và dễ vụn.
– Xạ đen thật: có mùi thơm nhẹ và đặc trưng, thân có vỏ dày, lõi nhỏ, lá dai, không bị vụn nát.
Mua xạ đen chính hãng ở đâu?
Hiện nay, xạ đen được sử dụng khá phổ biến, các sản phẩm trên thị trường chủ yếu là xạ đen khô được đóng gói của nhà sản xuất. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc Đông y trên toàn quốc hoặc trên các trạng thương mại điện tử có uy tín. Để tránh mua nhầm hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng bạn nên lưu ý tem chống giả của sản phẩm cũng như hạn sử dụng in trên bao bì. Ngoài ra, giá của sản phẩm cũng cần được lưu ý, hàng giả thường có giá rẻ hơn nhiều so với hàng thật để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tìm được cây xạ đen tươi với giá chỉ vài chục ngàn tại các vườn ươm hoặc các trang web bán cây thuốc.
Giá của xạ đen khô nguyên chất là 150.000 đồng/ 1 kg. Giá có thể dao động tùy từng nhà thuốc nhưng sự chệnh lệch sẽ không nhiều nếu bạn mua đúng hàng chính hãng.
Xem thêm [Đánh giá] Tinh dầu thông đỏ chính phủ hàn quốc trị nám loại nào tốt nhất?
Trên đây là một số thông tin cần thiết về cây xạ đen. Có thể nói xạ đen là một loại thần dược giúp chữa rất nhiều loại bệnh đồng thời cũng rất dễ sử dụng. Hy vọng qua bài giới thiệu này bạn sẽ có cái nhìn khách quan nhất về xạ đen và có giải pháp tốt nhất dành cho bản thân.